Cái tôi quá lớn trong tình yêu là gì? Có ảnh hưởng gì?
Chắc hẳn, bạn đã nghe rất nhiều về “ cái tôi”, nhưng bạn không thực sự hiểu hết về nó và không biết nó có ảnh hưởng như thế nào đến Tình yêu. Hàng trăm câu hỏi cứ liên tục xuất hiện và thôi thúc bạn phải tìm hiểu ngay về nó. Vậy hãy cùng Shinny đi sâu vào khám phá Cái tôi quá lớn trong tình yêu.
Cái tôi trong tình yêu là gì?
Trong tình yêu, cái tôi là yếu tố không thể thiếu. Nó bao gồm quan điểm, suy nghĩ, cá nhân hóa, và quy tắc mà chúng ta tự đặt cho bản thân và mối quan hệ của chúng ta. Tuy nhiên, nếu cái tôi quá lớn, nó có thể giết chết tình yêu. Chúng ta cần nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của cái tôi trong mối quan hệ này.
Cái tôi trong tình yêu là sự phản ánh của bản chất con người. Nó được hình thành thông qua quá trình tiếp xúc và tương tác giữa hai cá nhân. Tuy nhiên, cái tôi có thể mang theo khuynh hướng bản năng và gây ra những xung đột không đáng có. Điều này có thể làm mất cân bằng và gây tổn thương đến mối quan hệ.
Vì vậy, việc kiểm soát cái tôi trong tình yêu là rất quan trọng. Chúng ta cần thực hiện điều này một cách gắt gao và cẩn thận hơn bao giờ hết. Điều quan trọng là thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc và quan điểm của đối tác. Chúng ta cần biết khi nào nên linh hoạt và khi nên thể hiện sự tự tin trong yêu thương.
Biểu hiện cái tôi quá lớn trong tình yêu
Coi mình là trung tâm của tình yêu
Biểu hiện cái tôi quá lớn trong tình yêu có thể xuất hiện khi một người yêu tự cho mình là trung tâm của mọi sự chú ý và quyền lực trong mối quan hệ. Họ có thể liên tục đòi hỏi sự chú ý và tình yêu từ đối phương mà không quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của người kia. Điều này thường dẫn đến sự thiếu cân bằng và mâu thuẫn trong mối quan hệ, khiến cho người đối diện cảm thấy thiếu tôn trọng và không được đối xử công bằng.
Thể hiện qua sự kiểm soát đối phương
Cái tôi quá lớn trong tình yêu cũng có thể biểu hiện qua sự kiểm soát và xâm phạm không cần thiết vào cuộc sống của đối phương. Người có cái tôi quá lớn thường muốn kiểm soát mọi khía cạnh của mối quan hệ, từ việc quyết định điều gì là đúng và sai cho đến việc giới hạn tự do và không tôn trọng quyền riêng tư của đối phương. Họ có xu hướng muốn kiểm soát và thay đổi đối phương để phù hợp với ý muốn của mình, không để ý tới sự đồng thuận và sự đa dạng trong mối quan hệ.
Không quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của đối phương
Cuối cùng, cái tôi quá lớn trong tình yêu có thể dẫn đến sự thiếu thấu hiểu và không tôn trọng đối phương. Người có cái tôi quá lớn thường không quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của đối phương, và chỉ quan tâm đến việc đạt được mục tiêu và mong muốn cá nhân của mình. Họ có xu hướng tự cho rằng mình đúng và không thể sai, và không sẵn lòng lắng nghe ý kiến và góp ý từ đối phương. Điều này gây ra sự mất cân bằng và gây tổn thương trong mối quan hệ, khiến cho đối phương cảm thấy bị bỏ rơi và không được đối xử công bằng.
Hệ lụy của cái tôi quá lớn
Dễ xảy ra mâu thuẫn
Mâu thuẫn đôi bên
Cái tôi quá lớn làm cho con người ta không muốn phải phục tùng, làm đảo lộn trật tự cuộc sống cho chính mình và với mọi người. Lòng tự trọng bị lấn át bởi tự ái, còn sự tôn trọng biến thành sự ngông cuồng, phản kháng và chống đối.Yếu tố quan trọng hàng đầu để có có một mối quan hệ tình tình cảm tốt đẹp là phải hạ bệ cái tôi của mình xuống thì mới có thể hòa hợp được với người khác, mới có thể lắng nghe và chấp nhận người khác. Nếu để cái tôi làm chủ tình yêu, sẽ dễ sinh ra thái độ cợt nhả, chỉ trích, cướp lời, lý sự,quá đề cao mình, chê bai, trách cứ, bắt bẻ… đối phương. Đó là những điều tối kỵ trong mối quan hệ tình cảm nam nữ. Khi cái Tôi làm chủ sẽ làm đối phương cảm thấy bất mãn, lâu dần hình thành bức tường chắn ngang lối đi chung của hai người. Nếu hạ bệ được cái tôi vĩ đại này, đừng tự xem mình như cái rốn của vũ trụ thì chuyện tình yêu sẽ có những bước tiến mới.
Tạo ra rào cản và làm lung lay mối quan hệ
Rào cản trong mối quan hệ
Một người luôn nói về mình, đề cao mình, coi thường người khác, chắc chắn người đó sẽ không được lòng người yêu. Vì chẳng ai dám góp ý cho người đã thấy mình đã thật sự hoàn hảo.
Cái tôi trong tình yêu rất phức tạp, nó ao ước rất nhiều thứ. Ao ước được đối phương khen ngợi, được đề cao, được tôn thờ. Họ ước muốn những gì dễ dàng, thoải mái, và không muốn ai động chạm đến những cái của riêng họ, dù là vật chất hay tinh thần.
Cái tôi luôn tìm tìm cách chê bai người hơn, coi thường người kém cỏi. Cái tôi luôn mong muốn được nghe tiếng khen, tìm cách để người ấy được khen, nhưng rất sợ hãi và nổi khùng lên vì tiếng chê. Chính những tiếng khen hay tiếng chê sẽ làm cho người ta nhận ngay ra được cái tôi của một người ở mức độ nào.
Một hành động, một cử chỉ tình ái, đơn giản là một bữa ăn nhà hàng, nhưng cái tôi có thể thổi lớn lên thành cái to lớn, vĩ đại, điều tuyệt vời nhất trong tình yêu mà không ai cũng làm được.
Và ảo tưởng này đeo bám vào cái tôi suốt đời, nếu không biết cách tu dưỡng. Cái tôi không dám tự nhận hoặc không nhìn ra bộ mặt thật của mình mà mang một bộ mặt giả dối, bởi vì con người thật của họ đầy rẫy yếu kém, nết xấu, không muốn cho ai biết.
Do đó mà họ khoe bộ mặt con người ảo chứ không phải con người thật của mình. Để che dấu đi sự thật , sợ cái tôi bị bóc trần, nhiều lúc quá bỉ ổi đến hèn nhát, người ta tạo nên những cái tôi giả dối, ảo tưởng, ngây thơ và đáng kính: tôi không như người đó, tôi không làm thế này, tôi không thế nọ, tôi đã làm được cái này cái kia… thật là tuyệt vời, là tài năng hơn người.
Cái tôi tìm cách đổ lỗi cho đối phương, cho hoàn cảnh, cho xui xẻo chứ không chịu lỗi nơi mình. Những hành động như vậy tuyệt nhiên rất mất điểm trong mắt người yêu. Trong tình yêu hay trong cuộc sống, bạn gây ra sai lầm thì bạn nên nhận lỗi mà cố gắng xin lỗi đối phương.
Nhưng với người sở hữu cái tôi quá lớn thì việc nhận lỗi đối với họ giống như là một nỗi nhục. Bạn có thể được người yêu bỏ qua cho một vài lần nhưng ai cũng có giới hạn của riêng mình. Và bạn nên nhớ không ai có trách nhiệm bắt buộc phải làm theo những điều bạn muốn, hay phụng sự theo yêu cầu của bạn.
Nói cho cùng thì bạn cũng chỉ là người yêu của người ta, hai bạn chưa hẳn sẽ cùng nhau đi đến cuối con đường. Ở bên cạnh luôn xem mình là trung tâm của vũ trụ thì mình sẽ phải chịu đựng nhiều đau khổ. Bây giờ là thời đại mới, không có gì có thể ràng buộc người ta nữa. Không ở bên người này thì có thể đi tìm người khác.
Vợ chồng lấy nhau rồi còn có thể bỏ huống chi là yêu đương tuổi mới lớn. Bạn là người có cái tôi hay người yêu bạn là người có cái tôi đều sẽ làm người khác tổn thương. Đôi khi đừng để cái đầu lấn át, nên nhớ trái tim cũng cần được lên tiếng.
Làm gì để giảm bớt cái tôi trong tình yêu
Điều chỉnh cái tôi cho phù hợp với hoàn hoàn cảnh
Kìm hãm cái tôi
Nếu nghĩ theo hướng tích cực thì cái tôi tình yêu không có gì là xấu, nếu chúng ta biết điều chỉnh nó cho phù hợp với hoàn cảnh. Cái tôi còn là bước đệm giúp ta tìm hiểu và cống hiến hết mình vì tình yêu. Khi cái tôi bị phóng đại quá mức, những mặt tốt đẹp của nó sẽ bị giẫm nát bởi những hậu quả mà nó mang lại. Nếu biết cách kìm hãm những bước đi của cái tôi lại sẽ giúp chúng ta phát triển và hàn gắn mối quan hệ. Bạn có thể cải thiện mối quan hệ yêu đương bằng cách tìm hiểu các phương pháp để kiểm soát cái tôi của mình. Ví dụ như cách nhìn nhận của bạn về một chàng trai là anh này rất xứng đáng để gửi gắm, nhưng đám bạn thân của bạn lại không nghĩ vậy. Ở trong trường hợp này, người trong cuộc mới là người biết rõ nhất, vậy thì cách cảm nhận cá nhân có thể lý giải cho quyết định của bạn là đúng nhất.
Nhìn sự việc với góc nhìn khác
Góc nhìn toàn toàn cảnh
Cái tôi có ảnh hưởng xấu nó không tự nhiên xuất hiện và biến mất. Bạn cần phải biết cách nhìn nhận sự việc với góc nhìn đa chiều. Biết cách đặt mình vào vị trí của đối phương để cảm thông và chia sẻ cùng họ. Cũng như phải học cách lắng nghe người ấy và trái tim mình hơn. Trong cuộc sống hay trong tình yêu thì đều cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa con tim và lý trí thì mới toàn vẹn được.
Hãy thật sự kiên nhẫn, chú ý đến từng lời nói, suy nghĩ, hành động của mình nhiều hơn. Nếu cảm nhận được mình đang có tâm lý muốn chứng tỏ một điều gì đó với nửa kia, bạn hãy điều chỉnh bản thân nên biết dừng lại. Nếu suy nghĩ rằng trong sự việc này, mình hoàn toàn đúng và người ấy đã làm sai thì bạn nên thật sự nhìn nhận mọi chuyện ở góc độ khác.
Nếu như bạn muốn người ấy phải phục tùng mình thì hãy nghĩ xem lý do là gì, tại sao đối phương phải làm như vậy? Nếu họ làm như vậy thì vì điều gì, có phải bạn đã quá cứng đầu trong mối quan hệ này? Hãy suy nghĩ cho người khác một chút, hoặc hãy thử yêu một người có cái tôi lớn hơn bạn, liệu bạn có thể chịu đựng được bao lâu?
Nếu muốn có một tình yêu đúng nghĩa, chúng ta phải học cách hạ cái tôi của mình xuống. Đối xử với mọi người bằng tấm chân thành và bao dung, chúng ta sẽ đón nhận được hạnh phúc.
Ngày đăng: 17/08/2023 23:34:00