Lăn kim là gì? Lăn kim có thực sự tốt hay không?

9 tháng trước
1.089 lượt view

Mặc dù được ưa chuộng và đem lại khá nhiều tác dụng tích cực nhưng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về phương pháp lăn kim. Hôm nay hãy cùng Shinny tìm hiểu rõ lăn kim là gì và cụ thể những tác động của nó đối với làn da của chúng ta để có được cái nhìn toàn diện hơn nhé.

Lăn kim là gì?

Lăn kim là gì? Lăn kim có thực sự tốt hay không? 0

Lăn kim là gì? Nó có thực sự tốt hay không?

Lăn kim còn có tên gọi khác là liệu pháp vi điểm hoặc liệu pháp tăng sinh collagen là một hình thức trị liệu kích thích tái tạo collagen. Lăn kim được dùng trongcác trường hợp da sẹo, da lão hóa để khắc phục các khuyết điểm trên da một cách an toàn.

Hàng triệu người trên thế giới đã đạt được kết quả thành công mỹ mãn với phương pháp này kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1952. Lăn kim vừa thúc đẩy da sản sinh collagen vừa tăng mức độ hấp thụ dưỡng chất của da lên nhiều lần so với thông thường.

Phương pháp lăn kim được xem là tương lai của ngành thẩm mỹ, mang tới khả năng làm đẹp toàn diện, an toàn trong điều trị lão hóa và các khuyết điểm trên da (sẹo lõm, thâm nám, mụn, rạn da, nếp nhăn, lão hóa).

Nguyên lý khoa học của phương pháp lăn kim

Phương pháp lăn kim hoạt động dựa trên cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể con người.

Người thực hiện lăn kim sẽ dùng những cây kim lăn (dermaroller) với đường kính mỗi đầu kim từ 0.5 - 2.5 milimet tác động vào lớp thượng bì, trung bì - là nơi tập trung collagen và elastin. Da sẽ nhận thấy các “tổn thương” và truyền tín hiệu để kích thích quá trình làm lành diễn ra.

Quá trình làm lành bắt đầu, lớp biểu bì được tái tạo, sản sinh collagen làm đầy nếp nhăn, sẹo lõm, trị thâm, trị nám,v.v... Làn da được cải thiện trở nên khỏe hơn, giảm mụn, giảm thâm nám và các khuyết điểm da khác.

Lăn kim có cơ chế hoạt động không quá phức tạp, cách thức thực hiện cũng không khó. Tuy nhiên yêu cầu là phải có dụng cụ lăn tốt. Người thực hiện lăn kim phải có kinh nghiệm thì mới mang lại hiệu quả cao.

Chúng ta đã biết lăn kim là gì và cơ chế hoạt động của nó. Tiếp theo cùng tìm hiểu những công dụng cụ thể mà nó đem lại cho làn da như thế nào nhé.

Lăn kim là gì? Lăn kim có thực sự tốt hay không? 1

Lăn kim hoạt động dựa vào cơ chế tự làm lành của cơ thể

Các tác dụng của lăn kim là gì?

Điều trị sẹo rỗ nhẹ

Lăn kim tác động trực tiếp lên vùng da bị sẹo, tạo những tổn thương giả tại lớp biểu bì Cơ thể nhận thấy tín hiệu và vận hành cơ chế tự lành vết thương bằng cách kích thích sản sinh collagen, tái tạo bề mặt da mới lấp đầy các vùng da bị sẹo rỗ.

Các mô mao mạch mới cũng hình thành thúc đẩy quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn. Vì vậy, sau khi lăn kim, da mặt được cải thiện khỏi tình trạng sẹo rỗ đồng thời cũng trở nên trắng hồng, rạng rỡ hơn.

Se khít lỗ chân lông

Lỗ chân lông to sẽ khiến làn da nhìn không được mịn màng. Lăn kim thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm bong lớp da thô ráp ở tầng thượng bì và hình thành lớp tế bào da mới. Tác động này giúp da đàn hồi, săn chắc hơn đồng thời lỗ chân lông se khít rõ rệt hơn trước.

Làm trắng và đều màu da

Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến cho da xuất hiện các mảng sắc tố tối màu. Ví dụ như ánh nắng mặt trời, rối loạn nội tiết, ngủ ít không đủ giấc. Đặc biệt khi bạn lớn tuổi làn da sẽ bắt đầu xuất hiện các vết sạm nám, hắc tố xỉn màu trên bề mặt.

Khi đó, biện pháp lăn kim sẽ giải quyết vấn đề thâm nám trên da cũng thông qua quá trình kích thích sản sinh collagen và elastin, tái tạo làn da mới sáng màu hơn.

Giúp da tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất

Khả năng hấp thu dưỡng chất của da là một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị, cải thiện các vấn đề về da. Thực hiện lăn kim tác động lên da tạo thành tổn thương giả, khi đó dưỡng chất có thể men theo những tổn thương này thấm sâu vào da. Nhờ đó khả năng hấp thu dưỡng chất của da tốt hơn, hiệu quả trị liệu da càng cao.

Lăn kim da mặt mang lại nhiều tác dụng tích cực. Đồng thời nó an toàn, chi phí thấp hơn so với nhiều phương pháp trị liệu da khác. Lăn kim giúp bạn nhanh chóng có được làn da khỏe mạnh, trắng sáng đầy sức sống.

Lăn kim là gì? Lăn kim có thực sự tốt hay không? 2

Công dụng của lăn kim là gì với làn da của chúng ta

Ưu điểm của phương pháp lăn kim

  • Đem lại hiệu quả trị liệu cao, mức độ cải thiện da lên đến 80%.
  • Thấy được kết quả ngay sau lần đầu lăn kim. Sau đó, kết quả tiếp tục cải thiện mỗi tuần, rõ rệt là sau 1-3 tháng.
  • Là phương pháp điều trị an toàn, dựa vào cơ chế phục hồi tự nhiên của cơ thể. Không gây tác dụng phụ và được xem là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn nhất.
  • Lăn kim kích thích sự hồi phục tự nhiên của da từ bên trong nên có thể mang đến kết dài lâu, không bị mất đi khi ngừng sử dụng.
  • Không đau đớn nếu thao tác đúng cách.
  • Có thể áp dụng tại nhiều vị trí trên cơ thể không chỉ riêng ở mặt. Trong khi đó nhiều liệu pháp khác ví dụ như laser sẽ bị hạn chế sử dụng tại vùng da nhạy cảm như môi, quanh mắt hoặc ngực.
  • Có thể thực hiện hàng ngày tăng cường hiệu quả của các sản phẩm dưỡng da. Tuy nhiên cần làm theo hướng dẫn của các chuyên gia có chuyên môn.

Nguy cơ lăn kim gây ra biến chứng

Những biến chứng có thể gặp phải

Mặc dù lăn kim được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhưng nó cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ. Cụ thể như:

  • Nguy cơ da gặp phải kích ứng sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Những tác dụng phụ bao gồm: phù nề, mẩn đỏ, bầm da, khô da, bong tróc.
  • Có khả năng chảy máu tuy nhiên phản ứng này khá hiếm gặp sau lăn kim. Nó chỉ xảy ra khi thực hiện điều trị quá sâu.
  • Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng khác: nhiễm trùng, dị ứng, thay đổi sắc tố da,...
  • Không nên sử dụng lăn kim khi đang ở trong tình trạng da nhiễm trùng, da mụn, da có sẹo lồi. Để giảm thiểu các tác dụng phụ, lăn kim cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia da liễu có kinh nghiệm.

Nguyên nhân khiến lăn kim gây ra các biến chứng

Mặc dù đã biết các biến chứng gặp phải khi lăn kim là gì, tuy nhiên nó luôn có lý do. Nguyên nhân của tình trạng này có thể nằm trong các trường hợp sau đây:

  • Chọn loại kim lăn không phù hợp với làn da.
  • Quy trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh.
  • Kỹ thuật chuyên môn kém, không đúng kỹ thuật.
  • Quy trình lăn kim ngắn cũng không đảm bảo hiệu quả.
  • Quá trình chăm sóc da sau lăn kim không đúng theo hướng dẫn.

Lăn kim là gì? Lăn kim có thực sự tốt hay không? 3

Người thực hiện lăn kim phải có đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ

Hướng dẫn cách chăm sóc da mặt sau khi lăn kim

Làm sạch da mặt thời gian đầu như thế nào?

Sau khi lăn kim, trong 3 ngày đầu bạn chỉ được rửa mặt bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý là tốt nhất. Phải rửa tay thật sạch trước khi rửa mặt. Đổ nước muối sinh lý vào thau, nhúng ướt băng gạc và đưa lên bề mặt da lau sạch. Cuối cùng dùng gạc khô hoặc một chiếc khăn mềm, sạch nhẹ nhàng thấm khô nước.

Những sản phẩm nên sử dụng sau khi lăn kim là gì?

Bạn có thể dùng những loại serum (tinh chất) dưỡng ẩm hoặc serum tế bào gốc cho da. Tuy nhiên sản phẩm phải phù hợp và được chỉ định dùng sau lăn kim. Điều này để đảm bảo an toàn, tránh kích ứng da.

Thoa tinh chất xen kẽ với kem dưỡng để dưỡng ẩm nâng cao. Bước này nên thực hiện ngay sau bước rửa mặt. Khi đó da đã thông thoáng, dưỡng chất tương đối dễ hấp thụ vào da, ít bị nhờn dính.

Một số loại serum được dùng trong thời gian sau lăn kim:

  • Serum F-Radiance: Dưỡng trắng da, giảm thâm thường dùng sau lăn kim trị thâm nám.
  • Serum F-Meso Matrix: Kích thích mô đầy sẹo thường dùng sau khi lăn kim trị sẹo.
  • Serum WH: Kích thích mô đầy sẹo cũng thường dùng sau khi lăn kim trị sẹo.

Chăm sóc khi da bắt đầu đóng vảy

Từ ngày thứ 4 trở đi, da sẽ bắt đầu đóng vảy. Lúc này được dùng sữa rửa mặt để làm sạch sâu hơn. Tuy nhiên nên dùng sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ, được bác sĩ chỉ định dùng. Việc này giúp tránh bong tróc vảy, trầy xước, ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.

Vẫn duy trì dùng kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày cung cấp độ ẩm cho da, thúc đẩy bong vảy tự nhiên.

Phải sử dụng kem chống nắng mỗi ngày ngay cả khi không ra ngoài để hạn chế da bị thâm sạm. Sử dụng sản phẩm chống nắng có độ an toàn cao, dành cho da nhạy cảm, có các chỉ số SPF 30 và PA++ trở lên.

Thoa kem chống nắng ngay sau bước dưỡng ẩm hoặc dùng trước khi ra ngoài 30 phút, bôi lại sau mỗi 2 - 3 tiếng sau đó. Nếu công việc chỉ làm trong nhà không tiếp xúc với ánh nắng thì có thể dãn thành 4-5 tiếng sau mới cần bôi lại.

Lăn kim là gì? Lăn kim có thực sự tốt hay không? 4

Cần chống nắng tuyệt đối cho da mặt sau khi lăn kim

Chăm sóc sau khi da đã bong vảy

Từ 7-10 ngày da sẽ bắt đầu bong vảy. Hãy để da bong vảy tự nhiên, tuyệt đối không ngứa tay bóc ra sẽ ảnh hưởng tới da non, gây thâm da, không đạt kết quả điều trị như mong muốn.

Giai đoạn này, vẫn tiếp tục các bước dưỡng da bên trên, đặc biệt là vấn đề thoa kem chống nắng đầy đủ và thường xuyên. Bổ sung thêm xịt khoáng để cấp ẩm cho da mọi lúc mọi nơi.

Có thể dùng thêm những tinh chất hỗ trợ dưỡng da như: C20, Uriage Depiderm Serum Correcteur Eclat, CBeatymed, AGE protect, Eucerin WHITE THERAPY,...

Chế độ ăn uống - sinh hoạt

  • Uống nhiều nước, bổ sung từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không nên trang điểm hoặc sử dụng bất cứ loại mỹ phẩm nào. Sau ngày thứ 7 mới có thể trang điểm lại nếu cần thiết. Tuy nhiên phải tẩy trang thật sạch da mặt sau đó. Sử dụng sản phẩm tẩy trang dịu nhẹ, an toàn cho da ví dụ như Bioderma.
  • Bổ sung ăn uống nhiều rau củ, hoa quả nhưng tránh các loại trái cây nhiều đường và nóng như: xoài, nhãn, sầu riêng, mít, chôm chôm,v.v...
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi làm liền sẹo như da heo, chân giò heo; thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, cá, tôm, trứng, v.v...
  • Không dùng chất kích thích như bia, rượu, cà phê, không hút thuốc lá.
  • Nên đi ngủ sớm trước 23h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ lăn kim là gì cũng như việc đánh giá nó có tốt hay không. Trong thực tế, lăn kim là một biện pháp trị liệu khoa học mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Tuy nhiên nó phải được thực hiện đúng cách mới đem đến hiệu quả như mong muốn.

Ngày đăng: 09/08/2023 02:38:01

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Lăn kim là gì? Lăn kim có thực sự tốt hay không?
1089 Lượt view
Bình luận
Đầu trang