Melanin là gì? Vai trò và những điều cần biết về melanin

8 tháng trước
2.002 lượt view

Melanin được ví như con dao 2 lưỡi đối với làn da. Nó vừa có lợi vừa có hại, quá ít thì không tốt mà dư thừa cũng gây ảnh hưởng. Vậy thực sự melanin là gì, đóng vai trò như thế nào với làn da của chúng ta. Những chia sẻ trong bài viết dưới đây của Shinny sẽ giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về melanin.

Tìm hiểu chung về melanin

Melanin là gì? Vai trò và những điều cần biết về melanin 0

Melanin là gì mà vừa có lợi vừa có hại cho làn da của chúng ta

Melanin là gì?

Melanin là sắc tố tạo ra màu sắc cho da, tóc và mắt của chúng ta được sản sinh ra từ tế bào sắc tố Melanocytes (được tìm thấy ở lớp ngoài cùng của da).

Melanocytes chứa enzyme Tyrosinase và tác động từ mặt trời sẽ kích hoạt Tyrosinase tạo ra Melanin gây tình trạng nám da. Nhiều khi melanin tích tụ ở một số vị trí trên cơ thể làm tăng sắc tố hay còn gọi là sạm da.

Mỗi người có số lượng tế bào melanocytes bằng nhau nhưng khả năng tạo ra melanin nhiều hay ít lại khác nhau. Nếu những tế bào melanocytes tạo ra ít melanin thì tóc, da có thể rất nhạt màu. Ngược lại tế bào melanocytes tạo ra nhiều melanin hơn, thì tóc, da sẽ có màu tối hơn.

Số lượng melanin mà cơ thể bạn tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc vào gen. Bên cạnh đó khi tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời, cơ thể cũng tạo ra nhiều hắc tố melanin hơn.

Phân loại melanin

Có 3 loại melanin đó là:

Eumelanin: Tạo ra màu tối ở mắt, tóc và da. Có 2 loại eumelanin là nâu và đen. Tóc đen và tóc nâu sinh ra từ sự pha trộn với tỷ lệ khác nhau của loại eumelanin đen và nâu. Những ai có tóc vàng là cơ thể họ chỉ có một lượng nhỏ eumelanin nâu mà không có eumelanin đen.

Pheomelanin: Là melanin tạo màu cho các bộ phận như môi và núm vú. Những người có mái tóc màu đỏ tức là họ có số lượng pheomelanin và eumelanin bằng nhau.

Neuromelanin: Chức năng chính là kiểm soát màu sắc của tế bào thần kinh. Loại melanin này không liên quan đến màu sắc cơ thể bên ngoài mà chúng ta có thể nhìn thấy. Neuromelanin thường được tìm thấy trong não bộ con người.

Vai trò của melanin là gì?

Melanin có vai trò quan trọng với làn da, giúp chống lại tác động nhiệt từ bên ngoài. Melanin còn giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể và kháng khuẩn. Mặc dù vậy nếu hàm lượng Melanin sản sinh quá nhiều có thể sinh ra nám.

Melanin có khả năng bảo vệ làn da tránh khỏi tổn thương do ánh nắng mặt trời. Các tế bào melanocytes tăng cường việc sản xuất melanin để phản ứng lại với ánh nắng mặt trời. Tàn nhang xuất hiện chính là dấu hiệu của việc gia tăng sản xuất melanin.

Các hắc tố có thể bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím có hại nhưng không đủ để giúp chúng ta an toàn tuyệt đối dưới ánh nắng mặt trời. Da có thể bị cháy nắng, sẫm màu hơn khi ở dưới nắng nên hãy che chắn và sử dụng kem chống nắng mỗi ngày.

Melanin là gì? Vai trò và những điều cần biết về melanin 1

Melanin có khả năng bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV trong ánh nắng

Các bệnh lý và rối loạn liên quan đến melanin

Các vấn đề rối loạn melanin gây ra một số rối loạn sắc tố da.

Nám da

Nám da là hiện tượng trên da xuất hiện những mảng màu nâu nổi bật. Những nguyên nhân chính dẫn đến nám có thể do hormone, thuốc tránh thai hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Các loại kem chống nắng có thể hạn chế nám da còn các loại kem kê đơn có thể làm mờ vết nám hiệu quả. Ngoài ra có thể điều trị nám bằng chiếu laser hoặc lột da bằng hóa chất.

Bệnh bạch tạng

Bạch tạng là một rối loạn hiếm gặp là kết quả của việc cơ thể có quá ít melanin. Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch tạng do thiếu melanin là gì?

Những ai mắc bệnh bạch tạng thường có tóc trắng, mắt xanh, màu da trắng nhợt nhạt, và có thể có vấn đề thị lực. Y học hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Bệnh bạch biến

Bạch biến xảy ra khi cơ thể mất tế bào melanocytes khiến cơ thể người bệnh có được những mảng da trắng mịn. Bệnh bạch biến cũng chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị thuyên giảm bằng những phương pháp như sử dụng thuốc nhuộm, chiếu tia UV, thuốc nhạy sáng, kem corticosteroid hoặc phẫu thuật.

Mất sắc tố da sau khi da tổn thương

Nhiều lúc sau khi da chịu tổn thương như bị bỏng, nhiễm trùng, phồng rộp, cơ thể không thể thay thế melanin ở các khu vực tổn thương đó. Không có cách điều trị vấn đề này nhưng nếu nó gây ảnh hưởng thẩm mỹ thì bạn có thể che phủ nó bằng các loại kem trang điểm.

Bệnh Parkinson

Người bị bệnh Parkinson, neuromelanin trong não sẽ giảm xuống do các tế bào não ở khu vực substantia nigra bị chết. Còn thông thường neuromelanin trong não sẽ tăng lên khi chúng ta già đi.

Mất thính lực

Melanin dường như đóng vai trò với thính giác của con người. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy có mối liên hệ giữa việc có quá ít melanin và triệu chứng mất thính giác hoặc bệnh điếc.

Melanin là gì? Vai trò và những điều cần biết về melanin 2

Bạch biến- chứng bệnh gây ra do tình trạng rối loạn melanin

Cách làm giảm lượng hắc tố melanin

Có một số phương pháp làm giảm hàm lượng melanin nhưng trước khi thực hiện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được hướng dẫn thích hợp.

Liệu pháp chiếu laser

Phương pháp đầu tiên làm giảm lượng melanin là gì chính là chiếu laser. Quá trình sẽ sử dụng xung ánh sáng để loại bỏ lớp da trên cùng sẽ làm giảm melanin tại các khu vực điều trị. Một số phương pháp điều trị bằng laser gồm có:

Laser ablative: Giúp loại bỏ các lớp da bên ngoài.

Laser non-ablative: Mức độ nhẹ nhàng hơn laser ablative có tác dụng chính là thúc đẩy sản sinh collagen, hình thành làn da mới.

Ánh sáng xung mạnh (IPL): Sử dụng các xung năng lượng ánh sáng đốt nóng và phá hủy melanin tại các vết đen, loại bỏ các đốm đổi màu.

Q-switched ruby laser (QSRL): Sử dụng xung ánh sáng để làm nóng đồng thời hòa tan da.

Phương pháp sử dụng laser không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Bởi nó có thể gây ra các tác dụng phụ như hiện tượng đổi màu da, gây sẹo và nhiễm trùng. Trước khi thực hiện liệu pháp này bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra xem da có thực sự phù hợp để tiến hành trị liệu.

Dùng kem bôi hoặc thuốc mỡ

Có những sản phẩm kem bôi, thuốc mỡ làm giảm melanin, làm sáng da và có bán sẵn trên thị trường. Các sản phẩm này thường có chứa các thành phần như hydroquinone, vitamin C, axit kojic, acid azelaic, axit glycolic, retinoid.

Đây đều là những thành phần có khả năng ức chế tyrosinase - loại enzyme chính thúc đẩy quá trình tổng hợp hắc sắc tố melanin. Vì vậy, nó sẽ có tác dụng làm giảm lượng melanin và giúp da trở nên sáng màu hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý trong quá trình sử dụng các sản phẩm làm sáng da. Bởi chúng cũng có thể gây tác dụng phụ như khô da, kích ứng, hay mẩn ngứa. Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

Cách để tăng hắc tố melanin trong cơ thể

Ngoài nhu cầu giảm lượng melanin trên da thì cũng không thiếu những người muốn tăng melanin do cơ thể thiếu hụt. Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng là yếu tố có thể làm tăng melanin một cách tự nhiên, an toàn.

Vậy cách giúp tăng hàm lượng melanin là gì chính là bổ sung các chất dinh dưỡng có khả năng giúp cơ thể sản xuất nhiều hắc tố melanin hơn.

Chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có tiềm năng mạnh nhất trong việc giúp thúc đẩy tăng sản xuất melanin. Các vi chất dinh dưỡng flavonoid, polyphenol có trong rau củ có thể ảnh hưởng đến sản xuất melanin. Vậy nên hãy ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả mọng đen, socola đen, rau lá xanh đậm, rau nhiều màu sắc,...

Melanin là gì? Vai trò và những điều cần biết về melanin 3

Rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường melanin

Vitamin A

Vitamin A không chỉ cần thiết để có được làn da đẹp mà nó còn thực sự quan trọng trong việc sản xuất melanin. Vitamin A có nhiều trong các loại rau chứa beta carotene như cà rốt, rau bina, đậu Hà Lan và khoai lang,...

Tuy nhiên vì vitamin A tan trong chất béo nên nó có thể tích tụ trong cơ thể. Theo khuyến cáo chúng ta nên tuân theo lượng khuyến nghị vitamin A nạp vào cơ thể hàng ngày là 700mcg cho nữ giới và 900mcg cho nam giới. Riêng trẻ em và phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên nạp vào liều lượng Vitamin A vượt quá mức cho phép hàng ngày.

Vitamin E

Vitamin E - một loại vitamin đảm bảo sức khỏe làn da cũng là một chất chống oxy hóa và có khả năng làm tăng mức độ melanin.

Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E có thể bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Chúng ta có thể uống thuốc bổ sung hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E hơn. Ví dụ như các loại rau, ngũ cốc, quả hạch và các loại hạt.

Thảo mộc

Các sản phẩm từ thảo mộc ví dụ như trà xanh hay nghệ rất giàu thành phần flavonoid và polyphenol. Chúng có thể tác động làm tăng hắc tố melanin và giúp bảo vệ làn da.

Cách kiểm soát làm chậm sản xuất melanin là gì?

Dưới đây là một số phương pháp giúp kiểm soát, làm chậm quá trình sản xuất melanin trong da không cần điều trị y tế. Nó là duy trì thói quen bảo vệ da hàng ngày và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên.

Sử dụng kem chống nắng

Một vai trò của melanin là bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài thì da sẽ tạo ra càng nhiều hắc tố melanin hơn.

Khi đó sử dụng kem chống nắng sẽ góp phần hạn chế quá trình cơ thể sản sinh melanin trên da khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra kem chống nắng còn có công dụng bảo vệ da trước các tia cực tím UV có hại trong ánh nắng.

Một loại kem chống nắng tốt nhất sẽ có những tiêu chí đánh giá như phổ chống nắng rộng, chỉ số SPF 30 trở lên, có khả năng chống nước. Kem chống nắng không thể chặn được 100% tia UV của ánh nắng nhưng nó có thể hạn chế lượng melanin sản xuất ra.

Để làn da được bảo vệ tối ưu không thể chỉ sử dụng mỗi kem chống nắng. Bạn cần chú ý hạn chế phơi nắng nhất là khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, luôn che chắn cho da bằng đồ bảo hộ chống nắng như quần áo chống nắng, mũ rộng vành, kính râm,...

Melanin là gì? Vai trò và những điều cần biết về melanin 4

Dùng kem chống nắng mỗi ngày để hạn chế hình thành melanin

Các biện pháp tự nhiên

Một số biện pháp tự nhiên có thể ngăn ngừa hình thành melanin đem lại công dụng làm sáng da. Tuy nhiên, không thể biết chính xác khoảng thời gian cụ thể để có thể thấy rõ hiệu quả của những phương pháp này trên từng cá nhân. Vậy nên với các phương pháp tự nhiên thì tiêu chí hàng đầu chính là cần sự kiên trì, thực hiện đều đặn.

Sử dụng nghệ: Theo một số nghiên cứu cho biết một loại hợp chất hoạt động trong nghệ tươi có thể làm giảm quá trình tổng hợp melanin. Đó chính là curcumin và có khả năng ức chế tyrosinase. Vì vậy, điều này góp phần ngăn chặn melanocytes tạo ra nhiều melanin hơn.

Nha đam: Nha đam có thể ức chế quá trình sản xuất melanin khi chúng ta phơi nắng. Thành phần trong nha đam có chứa aloesin - là một hợp chất được cho rằng có khả năng ức chế tyrosinase. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều. Mặc dù vậy thì trong thực tế gel lô hội có khả năng làm dịu da khi đi nắng cực kỳ hiệu quả, và nó cũng giúp làm sáng da nữa.

Nước chanh: Nhiều người cũng thường sử dụng nước chanh để giảm sắc tố da melanin nhờ hàm lượng vitamin C trong nước chanh rất cao. Mà vitamin C có thể làm giảm hoạt động của tyrosinase, ngăn chặn sự hình thành melanin.

Trà xanh: Trà xanh chứa hợp chất epigallocatechin gallate (EGCG) có khả năng ngăn ngừa sự tích tụ melanin trong da. Cơ chế hoạt động của nó là ức chế loại enzyme cần thiết trong quá trình tạo ra melanin.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc biết melanin là gì và hiểu rõ hơn về nó. Việc thừa hay thiếu melanin đều gây ra các rắc rối cho sức khỏe. Hãy chú ý theo dõi nếu có bất cứ dấu hiệu, tình trạng nào xảy ra với cơ thể liên quan đến melanin để có hướng khắc phục, điều trị hợp lý và nhanh chóng.

Ngày đăng: 09/08/2023 03:16:51

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Melanin là gì? Vai trò và những điều cần biết về melanin
2002 Lượt view
Bình luận
Đầu trang