[Chuyên gia giải đáp] Cách trị mụn tuổi dậy thì đúng cách

8 tháng trước
1.025 lượt view

Mụn được hình thành do sự rối loạn nội tiết tố, do đó việc điều trị mụn cần đảm bảo tính an toàn và phù hợp với cơ địa từng người, nhằm tránh tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia da liễu xoay quanh cách trị mụn tuổi dậy thì hiện nay.

Tổng quan chung về tình trạng mụn tuổi dậy thì

[Chuyên gia giải đáp] Cách trị mụn tuổi dậy thì đúng cách  0

Tình trạng mụn tuổi dậy thì khá phổ biến

Theo khảo sát mới nhất, có tới hơn 85% trẻ vị thành niên và trẻ đang trong độ tuổi dậy thì bị mụn trứng cá hoặc gặp các vấn đề về mụn.

Khi lỗ chân lông không được thông thoáng, bít tắc do cặn bẩn, bã nhờn, tế bào chết cơ học tích tụ lại sẽ sinh ra mụn. Một số khu vực tích tụ nhiều dầu nhờn dư thừa trên cơ thể như: Lưng, ngực, cổ, vai, mặt, cánh tay trên,...thường bị mụn trứng cá.

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, các hormone bên trong cơ thể trẻ bắt đầu có sự thay đổi. Một số bé có cơ địa da nhạy cảm sẽ phát mụn từ sớm, dày đặc khiến gương mặt thô ráp, xù xì. Những nốt mụn đỏ, sưng tấy, thậm chí rỉ nước khiến trẻ đau đớn, tự ti giao tiếp. Tình trạng kéo dài có thể khiến trẻ khép mình lại với mọi người xung quanh.

Phân loại mụn trứng cá

Mụn trứng cá tuổi dậy thì được chia làm 4 loại chính:

  • Mụn đầu trắng: Các nốt mụn nổi trên da có màu trắng đục như sữa, mềm và dễ vỡ.

  • Mụn đầu đen: Là những nốt mụn ở đầu nhân mụn khi nặn ra sẽ có màu đen, đây là loại mụn phổ biến nhất trên mặt khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì.

  • Mụn mủ, nốt sần, sần: Là tình trạng mụn cho thấy da mặt đang bị tổn thương nghiêm trọng và có nguy cơ nhiễm trùng cao.

  • U nang: Xuất hiện mủ trên mặt, mụn nhọt sâu.

Cách trị mụn tuổi dậy thì khoa học

Chuyên gia gợi ý, khi trẻ mới bắt đầu xuất hiện một vài nốt mụn nhỏ, các bậc phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ làm như sau:

Bước 1: Làm ướt khăn bằng nước ấm, chườm lên khu vực mụn mới lên khoảng 10 phút.

Bước 2: Khi đầu mụn đã mềm ra, dùng tăm bông tiếp cận và loại bỏ cồi mụn ra hoặc có thể dùng miếng dán lột mụn để hút mụn.

Bước 3: Dùng miếng dán băng lại những vết thương hở sau khi loại bỏ nhân mụn để tránh bụi bẩn xâm nhập.

[Chuyên gia giải đáp] Cách trị mụn tuổi dậy thì đúng cách  1

Nên rửa mặt nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh

Lưu ý:

  • Khi rửa mặt nên massage da nhẹ nhàng, không kỳ cọ, chà xát quá mạnh

  • Không nặn hoặc chèn ép để mụn vỡ khi mới lên

  • Không nên thay đổi nồng độ hormone ở bé gái từ 2 - 7 ngày trước khi "bà thím hỏi thăm".

Dắt túi nguyên tắc ngăn ngừa mụn trứng cá

Để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng mụn trứng cá tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh nên lưu ý về các sản phẩm vệ sinh da và cách dưỡng da hàng ngày khi bị mụn để tránh gây viêm nhiễm, mưng mủ.

Những nguyên tắc ngừa mụn không thể bỏ qua

  • Chọn lọc máy rửa mặt có lực ma sát vừa đủ

  • Nên chọn sữa rửa mặt đặc trị cho da mụn nhưng không có tính sát khuẩn quá cao, vì da của trẻ còn yếu.

  • Không rửa mặt quá nhiều lần trong một ngày khiến da bị khô, càng tăng tiết nhiều dầu nhờn trên da.

  • Không sử dụng các dược, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

  • Hạn chế bóp, nặn mụn theo thói quen. Nếu muốn, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở nặn mụn chính thống, uy tín.

Cách dưỡng da khi da bị mụn

Dù da bị mụn thì quy trình skincare vẫn nên được duy trì hàng ngày.

Làm sạch da mặt

Trẻ dùng nước tẩy trang kết hợp sữa rửa mặt và toner để làm sạch da mặt. Bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết được loại bỏ giúp lỗ chân được thông thoáng, từ đó hạn chế làm nghiêm trọng hơn tình trạng mụn trứng cá.

Khi rửa mặt, trẻ nên dùng nước ấm kết hợp với sữa rửa mặt có thành phần chính là Benzoyl Peroxide 2%, rửa mặt với tần suất 2 lần/ngày, không kỳ mặt quá lâu hoặc quá kỹ.

Nếu trẻ thuộc tóc dầu, nhanh bết thì nên chủ ý gội thường xuyên. Lớp dầu dính trên tóc tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da, từ đó hình thành mụn.

Sử dụng thuốc đặc trị mụn

Sau khi da được làm sạch, hãy dùng xịt khoáng để cấp ẩm cho da. Sau khi da mềm và ẩm, có thể thoa trực tiếp thuốc trị mụn lên da hoặc dùng thuốc uống. Với các sản phẩm trị mụn nên chọn loại có thành phần BHA - Axit Salicylic 2%. Chấm trực tiếp kem/gel lên các nốt mụn, không thoa kem lên toàn bộ khuôn mặt.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Da mụn vẫn rất cần được dưỡng ẩm hàng ngày. Các hoạt chất trong kem dưỡng sẽ giúp các kết cầu từ sâu bên trong da được tái tạo và phục hồi tốt hơn, từ đó hỗ trợ điều trị mụn tốt hơn.

Các bậc phụ huynh nên chọn loại kem dưỡng ẩm thấm nhanh, kết cấu lỏng và không gây nhờn rít da. Một số loại kem dưỡng ẩm hãy ghi: Non - acnegenic, Non - comedogenic, Oil-tree,...

Ngoài ra, mỗi khi đi ra ngoài, bên cạnh việc sử dụng đồ che chắn, trẻ nên sử dụng thêm kem chống nắng.

[Chuyên gia giải đáp] Cách trị mụn tuổi dậy thì đúng cách  2

Dù ra đường hay ở nhà, đừng quên thoa kem chống nắng

Khi da mặt ra nhiều dầu, trẻ có thể sử dụng thêm giấy thấm dầu để da mặt sạch hơn.

Uống nhiều nước hàng ngày

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước lọc thay vì nước ngọt có gas hoặc trà sữa. Dù là thức uống yêu thích của trẻ trong độ tuổi dậy thì, tuy nhiên chúng không tốt cho sức khỏe. Phụ huynh có thể dựa vào chỉ số BMI của cơ thể để ước lượng một ngày con nên uống bao nhiêu nước.

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia về cách trị mụn tuổi dậy thì cũng như cách chăm sóc da mụn hàng ngày. Dù bị mụn nhưng không có nghĩa không thể chữa khỏi hay không cần chăm sóc, cha mẹ hãy luôn bên cạnh để con mạnh mẽ hơn để tạm biệt nỗi ám ảnh về mụn.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:50:05

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết [Chuyên gia giải đáp] Cách trị mụn tuổi dậy thì đúng cách
1025 Lượt view
Bình luận
Đầu trang