Mụn tuổi dậy thì - Nỗi ám ảnh muôn thuở

9 tháng trước
766 lượt view

Chuyên gia da liễu nhận định, mụn trứng cá là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì. Là vấn đề liên quan đến nội tiết bên trong, do đó các bậc cha mẹ cần thận trọng trong việc hướng dẫn trẻ xử lý và điều trị vấn đề mụn tuổi dậy thì trên mặt.

Nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì

Mụn tuổi dậy thì - Nỗi ám ảnh muôn thuở 0

Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh tuổi teen

Xét trên lý thuyết, khi cơ thể trẻ bước vào giai đoạn dậy thì phát triển, hormone Androgen giới tính sẽ được tăng sinh số lượng lớn, đôi khi tới mức dư thừa, cơ chế này thúc đẩy tuyến bã nhờn hoạt động hết công suất, khiến bề mặt da nhờn dính. Tình trạng bã nhờn bám dính trên mặt sẽ tích tụ, lâu dần làm bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện để Propionibacterium Acnes - vi khuẩn gây mụn trứng cá điển hình phát triển mạnh mẽ.

Sự xâm lấn của vi khuẩn kết hợp vùng nang lông bị bít tắc khiến mụn hình thành thành và lan rộng, kéo theo tình trạng tấy đỏ, viêm da. Nguyên nhân được cho là khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn, các u nang hình thành và viêm từ sâu bên trong lỗ chân lông, gây ra các vết sưng lớn, biểu hiện ra bên ngoài bề mặt da.

Bên cạnh đó, thói quen sử dụng thuốc tránh thai, tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mang thai,...khiến nội tiết tố bị rối loạn gây ra mụn trứng cá.

Ngoài ra, một số tác nhân khác có thể gây ra mụn trứng cá như: Dầu dưỡng, thuốc nhuộm tóc, kem dưỡng, hoạt động thể lực làm tăng tiết dầu thừa, yếu tố di truyền (cha mẹ bị mụn),...

Các chuyên gia da liễu chỉ ra rằng, khi quần áo tiếp xúc trực tiếp với da, tình trạng mụn trứng cá ở lưng và ngực có thể trở nên trầm trọng hơn.

Biểu hiện của mụn tuổi dậy thì

Đối với mỗi giới, biểu hiện và tình trạng mụn trứng cá tuổi dậy thì sẽ không giống nhau.Thậm chí, trong cùng một giới thì mức độ nghiêm trọng về mụn của từng người cũng sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu mụn tuổi dậy thì thường thấy trên mặt như:

  • Da mặt thô ráp, nổi lên các nốt sần

  • Da nhờn dính, nhiều dầu

  • Xuất hiện các mụn mới đỏ hỏn

  • Xuất hiện mụn mủ, mụn u trên da

  • Mụn đầu đen và mụn đầu trắng sẽ mọc và lan ra toàn bộ khuôn mặt (tùy từng người)

Mụn tuổi dậy thì - Nỗi ám ảnh muôn thuở 1

Mụn mủ, mụn trắng xuất hiện trên mặt

Khu vực bị mụn thường ở vai, ngực, lưng, mặt, cổ - Là những nơi đón nhận lượng dầu thừa tiết ra liên tục.

Đối với tình trạng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì, mụn đầu đen và mụn đầu trắng hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Với tình trạng mụn nghiêm trọng, cha mẹ cần cho trẻ uống thêm một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn, giảm viêm, giảm sưng và giảm nguy cơ hình thành mụn mủ.

Cách điều trị khoa học mụn tuổi dậy thì

Đối với tình trạng mụn tuổi dậy thì, khi thấy mụn bắt đầu xuất hiện, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới bác sĩ hoặc cơ sở y tế để chẩn đoán cụ thể về tình trạng mụn và có những phân tích về cơ địa da bẩm sinh của con, từ đó có phác đồ điều trị mụn phù hợp, hiệu quả cho con.

Dùng thuốc dạng kem thoa

Thuốc trị mụn dạng thoa khá phổ biến hiện nay, loại thuốc này có thể dạng gel hoặc kem mịn. Hầu hết các loại thuốc trị mụn này thường chứa thành phần Benzoyl hoặc Axit Salicylic, là những hoạt chất mạnh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh, hỗ trợ giảm lượng dầu thừa, bã nhờn tiết ra trên khuôn mặt, từ đó hỗ trợ điều trị mụn tuổi dậy thì hiệu quả, ngăn ngừa mụn tái phát.

Nếu sử dụng các loại thuốc OTC (không kê đơn) thấy không hiệu quả, cha mẹ có thể cho con chuyển sang thuốc kê theo toa dạng bôi thoa thử xem sao.

Không chỉ là Benzoyl hay Salicylic, các loại thuốc bôi thoa còn có thể chứa Tretinoin - Một loại Retinol, có công hiệu mạnh hơn Benzoyl Peroxide, là một loại hoạt chất có nguồn gốc từ vitamin A giúp khắc phục tình trạng mụn tuổi dậy thì từ nặng đến trung bình.

Dùng thuốc dạng uống

Tình trạng mụn tuổi dậy thì liên quan trực tiếp đến sự rối loạn và thay đổi nội tiết tố từ bên trong cơ thể của trẻ. Do đó, dùng thuốc trị mụn dạng uống vẫn được các bậc phụ huynh tin tưởng hơn cả. Có 3 nhóm thuốc trị mụn dạng uống phổ biến hiện nay, bao gồm:

Thuốc kháng sinh: Có thể là Tetracycline, hoạt chất này giúp chống nhiễm trùng, kháng khuẩn từ sâu bên trong ra ngoài. Dạng thuốc kháng sinh có thể kết hợp thêm với một số loại thuốc thoa để tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc tránh thai: Loại thuốc này giúp khắc phục các loại mụn nội tiết ở phụ nữ. Hiện nay mới chỉ có 3 loại thuốc tránh thai được FDA kiểm duyệt để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, loại thuốc này thường tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Do đó khi áp dụng cần hết sức thận trọng và nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Isotretinoin: Là thành phần thuộc nhóm Retinoid giúp làm giảm lượng dầu thừa tiết ra, giữ cho bề mặt da được thông thoáng, từ đó hỗ trợ điều trị nhằm khắc phục tình trạng mụn trứng cá, chuyên dùng cho tình trạng đã nặng. Tuy nhiên, thành phần này cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn, chỉ phù hợp sử dụng đối với một số đối tượng chọn lọc.

Trị mụn theo liệu trình

Mụn tuổi dậy thì - Nỗi ám ảnh muôn thuở 2

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng mụn

Nếu muốn chắc chắn, cha mẹ có thể trị mụn theo liệu trình tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Một số liệu pháp có thể được thực hiện bao gồm: Liệu pháp laser, tiêm Steroid, bào da vi phẫu,...

Cách ngăn ngừa mụn trứng cá tuổi dậy thì từ sớm

Các chuyên gia da liệu khuyến cáo, để ngăn ngừa và khắc phục tối đa tình trạng mụn tuổi dậy thì, cha mẹ và con nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên rửa mặt bằng nước ấm, 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt chuyên dùng cho da mụn

  • Không sờ nặn hay nặn mụn, đặc biệt khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ

  • Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh bụi làm viêm nhiễm vùng da bị mụn

  • Hạn chế để tóc bị bết dính, tiếp xúc với khu vực da mụn

  • Hạn chế trang điểm

Có thể nói, mụn trứng cá là bệnh lý vừa đơn giản nhưng cũng rất phức tạp. Mụn tuổi dậy thì là vấn đề khó tránh, do đó các con và cha mẹ hãy lưu ý để tránh khiến tình trạng mụn từ nhẹ trở nặng, dẫn đến viêm nhiễm, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:33:33

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Mụn tuổi dậy thì - Nỗi ám ảnh muôn thuở
766 Lượt view
Bình luận
Đầu trang