Cát cánh: Tổng hợp thông tin và bài thuốc liên quan đến cát cánh
Cát cánh còn biết đến với tên gọi khác là kết cánh, cánh thảo hoặc bạch dược. Theo tên khoa học thì chúng được gọi là Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC.; Platycodon glaucum (Thunb.) Nak hoặc Campanula grandiflora Jacq. Khi dùng tên cát cánh hay kết cánh là Đông Y đam ám chỉ đến phần rễ khô của cây cát cánh.
Đặc điểm của cát cánh
(Cây cát cánh)
Cát cánh có chiều cao khoảng từ 60cm đến 90cm. Chúng là một loại cỏ thân cứng, mọc lâu năm và có màu lục xám. Phần thân cây có chứa nhựa mủ, hoa có màu lam tím hoặc trắng. Từ tháng 5 đến tháng 7 sẽ ra hoa và tháng 8 đến tháng 9 là có thể thu hoạch quả.
Các bộ phận cát cánh dùng để chữa bệnh
Cát cánh sẽ được thu hoạch phần rễ để chữa trị các bệnh lý. Cây cát cánh khi vào mùa đông sẽ khô và lụi tàn. Vào thời điểm này người thu hoạch sẽ đào phần rễ, loại bỏ phần thân khô. Phần rễ sau đó được rửa sạch, phơi hoặc sấy rồi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Rễ cây cát cánh rất dễ bị mối mọt nên phải cẩn thận để tránh hư hỏng. Trước khi sử dụng nếu kiểm tra có mối mọt thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Tác dụng của cát cánh
(Rễ cây cát cánh được phơi khô và cắt mỏng)
Khoa học đã nghiên cứu thành phần hóa học trong cây cát cánh. Kết luận rằng cây cát cánh có chứa nhiều platycodin A, C, D, D2 và phytosterol. Những thành phần hóa học có trong kết cánh có thể làm lưu thông máu huyết tốt, tác dụng đến việc an thần và tốt cho giấc ngủ. Saponin platycodon trong rễ cát theo Tây Y có thể làm tan máu, chống máu đông.
Đông Y cho biết cát cánh có vị cay và hơi ngọt, hậu đắng, tính bình và kết luận rằng cát cánh có thể đả thông khí huyết, tiêu đờm và tốt cho niêm mạc họng.
-
Theo một số tài liệu Đông Y cổ thì cát cánh còn chữa tức ngực, đau ngực và ho ra máu.
-
Tại Nhật Bản cát cánh cũng được dùng để chữa đau họng, viêm phế quản và các bệnh liên quan đến ho đời hoặc mụn nhọt.
-
Ấn độ cũng sử dụng cát cánh để chữa bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa. Thậm chí họ còn dùng cát cánh để nhai nuối thay vì bào chế thành bột hoặc chưng cất dưới dạng nước.
Tham khảo các bài thuốc từ cát cánh
Cát cánh chữa ho đờm
Nếu chữa ho đờm và tiêu đờm sẽ sử dụng các bài thuốc như:
-
Bài thuốc 1: 4g cát cánh, 8g cam thảo sắc với 600ml nước. Sắc đến khi cô đặc còn khoảng 200ml nước là được. Sau đó chia làm 3 lần để uống trong ngày và không để qua đêm. Nếu quên hoặc còn dư thì nên đổ bỏ.
-
Bài thuốc 2: Hoặc sử dụng bài thuốc: 6g cát cánh, 6g bạc hà, 6g mộc thông, 6g cây bươm bướm, 6g chiêu liêu và sắc lấy nước uống.
-
Bài thuốc 3: Sử dụng nhiều loại thảo dược hơn, mỗi loại 6g và sắc lên để trị ho đờm kéo dài. Bao gồm: cát cánh, ngũ bị tử, ma hoàng và trần bì cùng bán hạ chế, mạch môn sao. Có thêm ngưu tất bài thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Cát cánh chữa trị miệng hôi, chảy máu răng
(Cát cánh được quy hoạch trồng với số lượng lớn)
Hôi miệng cũng thường do chảy máu răng (cam răng) mà tạo thành. Khi bạn thường xuyên bị chảy máu răng nền dùng 10g cát cánh, 10g hồi hương, trộn với nhau rồi tán mịn thành bột. Sau khi đánh răng sạch hãy bôi lên phần chân răng bị chảy máu. Sau khi bôi xong khoảng 15 phút chỉ cần súc miệng lại với nước sạch là được.
Cát cánh chữa cảm mạo, lạnh tay chân
Bài thuốc Đông Y này được nhiều người dân gian truyền lại kèm theo nhiều vị thuốc đông y khác:
-
5,7g cát cánh
-
7,5g bán hạ
-
2,3g trần bì
-
1,2g bạch chỉ
-
1,2g đương quy
-
1,2g bạch thược
-
2,8g thương truật
-
1,5g can khương
-
1,2g cam thảo
-
1,5g nhục quê
-
1,2g linh bạch
-
1,2g xuyên khung
Sau đó trộn đều chúng với nhau rồi sao vàng hạ thổ. Sắc với 1 lít nước, cô đặc thành 300ml nước và chia làm 3 lần uống trong ngày. Có quá nhiều vị thuốc khó kiếm. Việc cân đo cho đúng số lượng nhỏ trên cũng không dễ. Những bài thuốc này chỉ để bạn tham khảo. Nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo phù hợp với thể trạng và bệnh lý của cơ thể.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cát cánh
Mang thai, cho con bú, có bệnh lý trong người, đang điều trị Tây Y… Những trường hợp này tuyệt đối không nên dùng cát cánh. Khi sử dụng các bài thuốc này nên có chỉ định của bác sĩ Đông Y kết hợp với thăm khám để biết các triệu chứng cụ thể. Bác sĩ Đông Y sẽ dựa trên những triệu chứng đó để thêm bớt lượng cát cánh và các vị thuốc khác phù hợp nhất.
Những người bị bệnh thận, tiểu đường, có triệu chứng trầm cảm sẽ cần phải cân nhắc kỹ dù là cát cánh hay thuốc Tây Y.
Hiện nay cát cánh được trồng thành những cánh đồng lớn tại Tây Bắc. Đây là một dược liệu quý đang được nhân rộng. Nếu sử dụng đúng cách sẽ mang đến nhiều tác dụng trị liệu và chữa bệnh đúng với bệnh lý và giúp cơ thể khỏe mạnh.
Ngày đăng: 08/08/2023 17:08:57