Hoài sơn là gì? Công dụng chữa bệnh của hoài sơn

1 năm trước
1.019 lượt view

Hoài sơn là tên gọi Đông Y khiến nhiều người quên mất loại củ dân dã này. Ngoài tên Hoài Sơn, dân gian còn gọi là củ mài, sơn dược hoặc chính hoài hay khoai mài… Củ mài có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk. Nhìn trên mặt đất chúng chỉ là một cây dây leo, nhưng bên trong lòng đất lại cho củ mập, hình trụ và có củ dài đến 1m. Vào tháng 5 đến tháng 7 hoài sơn sẽ nở hoa, người dân sẽ thu hoạch chúng vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Khi cây tàn lụi, lá héo hết thì thân và củ đều được thu hoạch để sử dụng cho các bài thuốc quý hoặc các món ăn.

Cách chế biến hoài sơn

Hoài sơn là gì? Công dụng chữa bệnh của hoài sơn 0

(Củ hoài sơn khi còn tươi)

Củ mài – hoài sơn sẽ được thu hoạch về và rửa sạch phần đất ở bên ngoài. Sau đó gọt bỏ vỏ và ngâm với nước phèn để loại bỏ hết các chất nhớt bên ngoài củ mài. Thường thì 10g phèn sẽ ngâm với 1 lít nước. Tùy lượng củ mài để hòa nước phèn với lượng phù hợp. Bạn nên đảm bảo là củ mài sẽ được ngập hoàn toàn trong nước phèn.

Sau đó vớt củ mài ra và rửa lại bằng nước sạch. Tiếp tục sấy diêm sinh trong 3 ngày 3 đêm cho đến khi củ hoài sơn mềm nhũn ra thì đem rửa lại nước sạch và phơi cho củ mài se lại.

Công đoạn tiếp theo là sấy lưu huỳnh trong 1 ngày 1 đêm nữa để củ mài khô lại. Sao đó mang hoài sơn đi sao vàng, hạ thổ và thái lát hoặc bào mỏng để trữ dùng cho nhiều mục đích khác nhau.

Các công dụng của hoài sơn đối với sức khỏe

Các triệu chứng co thắt ruột có thể uống nước sắc củ mài để cải thiện tình hình. Muốn kích thích nhu động ruột cũng nên sử dụng nước uống nấu từ củ hoài sơn.

Những ai bị đau răng, hôi miệng, viêm loét miệng, nhiệt khi sử dụng nước súc miệng được sắc từ củ hoài sơn sẽ rất nhanh khỏi.

Đặc biệt, nếu hoài sơn được sử dụng đúng định lượng cần thiết sẽ bổ thận, tráng dương và dưỡng vị, tỳ tâm rất tốt.

Tham khảo các bài thuốc từ hoài sơn

Hoài sơn là gì? Công dụng chữa bệnh của hoài sơn 1

(Hoài sơn phơi khô)

Hoài sơn phơi khô mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10 đến 90. Có thể mang tán bột hòa nước hoặc làm thuốc sắc để uống. Hoài sơn có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để chữa một số bệnh như sau:

Cơ thể suy nhược, ăn ít, tiểu đêm

Sau đó mang những vị thuốc này sắc với 500ml nước. Đến khi còn 100ml nước là vừa để ống. Nên ăn sáng xong uống vào buổi sáng là tốt nhất.

Đau đầu, chóng mặt, cơ thể suy nhược

  • 60g hoài sơn

  • 180 ngũ vị tử

  • 90 đỗ trọng

  • 30g thần phục

  • 30g ngưu tất

  • 30g xích thạch

  • 30g thục địa

  • 30g ba kích

  • 12g nhục thung dung

  • 90 thỏ ty tử

Tất cả nghiền thành bột trộn với mật ong để vo viên thành thuốc tể. Vo viên nhỏ để dễ uống. Mỗi lần uống từ 3 đến 5 viên. Uống liên tiếp trong 1 tuần.

Chữa chứng mộng tinh

100g hoài sơn, 100g quả chốc xôi mang đi sao vàng, hạ thổ và xay mịn thành bột để uống. Chia làm 10 lần, mỗi ngày uống một lần sau bữa ăn tối.

Đái tháo đường, suy dinh dưỡng cũng được dùng hoài sơn để chữa trị. Tuy nhiên, những bài thuốc này cần phải có ý kiến từ bác sĩ của Đông Y. Sau khi bắt mạch, chẩn đoán bệnh, theo dõi tình trạng sức khỏe để thêm và bớt những vị thuốc khác vào chung hoài sơn. Như vậy thuốc mới có thể phát huy hết tác dụng.

Những lưu ý khi sử dụng hoài sơn

Hoài sơn là gì? Công dụng chữa bệnh của hoài sơn 2

(Cây hoài sơn)

Các bài thuốc mà chúng tôi cung cấp ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Có một vài vị thuốc sẽ khó tìm. Các vị thuốc đó với vai trò như thuốc dẫn, không có sẽ chẳng mang lại tác dụng. Tuy nhiên, không phải cơ thể ai cũng cần đủ các vị thuốc đó. Chúng tôi khuyên các bạn chỉ tham khảo để bổ sung thêm kiến thức về hoài sơn. Có bệnh nên khám bác sĩ Tây Y hoặc Đông Y. Những người này sẽ cung cấp cho bạn đơn dược phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn nhất.

Ngoài ra, những người đang mang thai và cho con bú, người già sau ốm yếu không nên sử dụng hoài sơn.

Bạn cũng không nên tự tiện sử dụng hoài sơn cho trẻ nhỏ biếng ăn, tiêu chảy. Với trẻ nhỏ, cần được cẩn thận với mọi loại thuốc và thức ăn chưa từng được ăn trước đó. Có thể trẻ sẽ bị dị ứng với những vị thuốc này.

Nếu không chắc chắn với các vị thuốc khác bạn có thể chọn các món ăn từ củ mài để an toàn cho sức khỏe.

Các món ăn từ củ mài (hoài sơn)

Hoài sơn là gì? Công dụng chữa bệnh của hoài sơn 3

(Món cháo từ củ hoài sơn)

  • Củ mài luộc

  • Củ mài nấu cháo

  • Canh củ mài

  • Củ mài nấu chè

  • Củ mài cũng có thể kho nghệ

Sau khi thu hoạch củ mài còn tươi. Chọn những củ to và chắc có màu trắng tinh, không sâu, không xốp để nấu các món ăn trên. Chẳng cần kết hợp với loại thuốc nào bạn cũng đã có thể bổ sung thêm dưỡng chất từ củ mài cho cơ thể. Đây là việc chúng ta phòng bệnh bằng các món ăn có xuất xứ từ Đông Y chứ không đợi đến khi đau mới tìm các vị thuốc từ củ mài hoài sơn để chữa bệnh.

Ngày đăng: 16/08/2023 14:27:52

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Hoài sơn là gì? Công dụng chữa bệnh của hoài sơn
1019 Lượt view
Bình luận
Đầu trang