Ngưu bàng: Đặc điểm, bài thuốc, hướng dẫn sử dụng để chữa bệnh

1 năm trước
1.191 lượt view

Rễ cây ngưu bàng thường được biết đến với tên gọi tiếng Anh là gobo, burdock root. Theo các thông tin từ khoa học thì loại cây ngưu bàng được gọi là Arctium lappa, Arctium minus, Arctium tomentosum. Đây là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Nhật Bản được nhân giống và du nhập về Việt Nam.

Đặc điểm nhận diện ngưu bàng

Ngưu bàng: Đặc điểm, bài thuốc, hướng dẫn sử dụng để chữa bệnh 0

(Ngưu bàng hiện đang được quy hoạch và trồng với quy mô lớn tại Việt Nam)

Cây Ngưu Bàng thường mọc hoang và cao khoảng 1 đến 1,5m. Hoa của chúng mọc ở đầu cành thành từng cụm và có hình bầu dục. Cánh hoa của ngưu bàng có màu hơi tím. Nếu quan sát kỹ ở mặt lá thì bên dưới lá có nhiều lông màu trắng. Điều đặc biệt là lá ngưu bàng rộng và có hình trái tim rất dễ nhận diện.

Tác dụng của cây ngưu bàng

Cây ngưu bàng thường được dân gian sử dụng để chữa các bệnh như:

  • Lợi tiểu, kháng viêm cho hệ tiết niệu. Củ, lá hoặc hạt của rễ ngưu bàng đều có thể phơi khô nấu uống để giảm các triệu chứng trên.

  • Ngoài ra, củ và lá, hạt và rễ của cây ngưu bàng cũng có thể làm giảm sốt, giảm mỡ máu và thanh lọc cặn bã trong mạch máu ra ngoài.

  • Các bệnh lý như cảm lạnh, chán ăn, đau khớp cũng có thể dùng rễ ngưu bàng để điều trị.

  • Các bệnh da vảy nến, mụn cũng có thể rửa bằng nước ngưu bàng.

  • Đặc biệt, theo quan điểm dân gian ngưu bàng còn có thể chữa được cả bệnh giang mai.

Quả và rễ của cây ngưu bàng là những bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc nhất. Tùy vào mỗi bệnh lý để có những liều dùng chữa bệnh khác nhau từ cây ngưu bàng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ ngưu bàng

Ngưu bàng: Đặc điểm, bài thuốc, hướng dẫn sử dụng để chữa bệnh 1

(Củ ngưu bàng)

Cảm mạo, phong hàn hoặc thủy thũng

80gr quả ngưu bàng, sao vàng, hạ thổ và tán bột mịn.

Chia làm 10 phần bằng nhau và uống ngày 2 lần. Mỗi lần/một phần ngưu bàng tương đương với khoảng 8g. Nên dùng nước nóng để dẫn thuốc, giúp thuốc hòa tan tốt hơn và phát huy công dụng tốt nhất.

Ngưu bàng chữa phù thũng cấp tính

6g quả ngưu bàng, 6g phù bình sao khô, hạ thổ, tán bột mịn và chia làm 6 phần. Mỗi lần uống 1 phần bằng cách pha chung với nước nóng.

Viêm khô mũi họng, đau họng khó nuốt

10g quả ngưu bàng phơi khô, sao vàng hạ thổ và tán mịn. Sau đó chia làm 5 phần. Mỗi ngày uống 2 lần. Hòa chung bột ngưu bàng với nước sôi pha thêm một ít rượu để uống.

Chữa viêm tuyến vú từ ngưu bàng

  • 12g quả ngưu bàng tươi

  • 20g sài đất tươi phơi dưới ánh nắng buổi sáng

  • 16g cam thảo đất

Rửa sạch các thảo dược trên và sắc với 1 lít nước, chia làm 3 lần để uống.

Ngưu bàng chữa viêm họng

  • 12g quả ngưu bàng

  • 12g lá húng chanh

  • 5g lá rẻ quạt

  • 16g cam thảo đất

Đây là 1 thang thuốc nên bạn sẽ rửa sạch và tiến hành sắc chung với 1 lít nước rồi chia làm 3 lần để uống trong ngày.

Trẻ em khóc đêm cũng có thể trị bằng ngưu bàng

Tiến hành dùng một trái ngưu bàng phơi khô, tán thành bột mịn và đắp vào rốn cho trẻ.

Những tác dụng phụ của ngưu bàng cần biết

Ngưu bàng: Đặc điểm, bài thuốc, hướng dẫn sử dụng để chữa bệnh 2

(Hoa ngưu bàng)

Ngưu bàng không tương thích hoàn toàn với cơ thể của mọi người. Đặc tính và dược lý của chúng nếu dùng sai cách sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

  • Nếu bôi lên da có thể gây mẫn cảm và nổi phát ban với những đốm đỏ.

  • Dùng cho các bài thuốc uống ngưu bàng thì sẽ dẫn đến buồn ngủ, đau đầu hoặc thay đổi thị lực. Nếu nặng hơn có thể làm khô miệng, co giật.

Đối với những thảo dược chưa được Đông Y cũng cấp dược lý chính xác bạn không nên tự mình điều trị. Những thông tin này vẫn chỉ từ dân gian nên hãy cẩn trọng, tìm hiểu trước khi sử dụng.

Những trường hợp không nên sử dụng ngưu bàng

Ngưu bàng: Đặc điểm, bài thuốc, hướng dẫn sử dụng để chữa bệnh 3

(Hạt ngưu bàng)

  • Trẻ nhỏ không nên sử dụng bất cứ dược tính nào từ ngưu bàng hoặc thảo dược nếu không có chỉ định của bác sĩ.

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng ngưu bàng. Tây Y lẫn Đông Y vẫn chưa xác minh được ngưu bàng sẽ tác dụng như thế nào đến dòng sữa mẹ hoặc bà mẹ đang mang thai.

  • Người dị ứng với các loại thuốc thảo mộc, có các vấn đề về thận và huyết áp không nên uống ngưu bàng.

  • Bệnh nhân đang đau ốm, người sắp phẫu thuật, người vừa hồi phục sức khỏe cũng không nên dùng ngưu bàng.

  • Nếu đang uống các loại thuốc chống đông máu hoặc các loại thuốc Tây Y cho bệnh lý khác không nên sử dụng ngưu bàng. Trong ngưu bàng cũng có nhiều đặc tính và tính chất hóa lý của thuốc. Tương khắc với thuốc hay không cần được nghiên cứu nhiều hơn.

Bài viết này chúng tôi chỉ tổng hợp thông tin cho những ai muốn tham khảo về ngưu bàng và các bài thuốc. Tùy theo cơ thể của từng người và bệnh lý, triệu chứng rõ ràng mới có đơn thuốc cụ thể. Bạn nên tham vấn thêm bác sĩ Đông Y hoặc Tây Y trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây ngưu bàng.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:48:41

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Ngưu bàng: Đặc điểm, bài thuốc, hướng dẫn sử dụng để chữa bệnh
1191 Lượt view
Bình luận
Đầu trang