Tổng hợp thông tin về cỏ lúa mì và tác dụng của chúng với sức khỏe

9 tháng trước
1.227 lượt view

Cỏ lúa mì còn được biết đến với tên gọi khác là Wheat Grass, Witch Grass. Ngoài ra, còn có các tên gọi như: Agropyri, Agropyron, Agropyron repens… Cho đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa có những kết luận nào chính thức về cỏ lúa mì, tuy nhiên, người sử dụng lại đánh giá rất cao loại cỏ này trong việc cải thiện các tình trạng sức khỏe. Một vài thông tin tổng hợp được từ cỏ lúa mì được chúng tôi chia sẻ bên dưới để các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại cỏ này.

Cỏ lúa mì là gì?

Tổng hợp thông tin về cỏ lúa mì và tác dụng của chúng với sức khỏe 0

Cỏ lúa mì có tên tiếng Anh là Triticum aestivum. Loại cỏ này phát triển tốt ở các vùng khí hậu ôn đới. Trên khắp các nước của Châu Âu và Mỹ cỏ lúa mì có ở khắp nơi. Vì hàm lượng dinh dưỡng cao nên các công ty thực phẩm chức năng đã nghiên cứu và chiết xuất chúng thành các loại bột cỏ lúa mì, viên nén cỏ lúa mì và các chế phẩm khác từ loại cỏ này.

Hiện nay tại Việt Nam, trên các diễn đàn về sức khỏe hoặc nội trợ, cỏ lúa mì được nhiều người chia sẻ. Rất nhiều chị em đã mua giống, chuẩn bị mọi thứ để ươm trồng cỏ lúa mì để có thể sử dụng cỏ lúa mì tươi.

Cỏ lúa mì có vị thơm đặc trưng, ngọt nhẹ và có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác. Chẳng hạn như xay nước ép cỏ lúa mì làm sinh tốt. Pha trộn thêm sữa và mật ong làm nước giải khát, chăm sóc sức khỏe và đẹp da.

Cỏ lúa mì có thể chữa được những bệnh nào?

  • Cỏ lúa mì cải thiện các vấn đề liên quan đến đường máu, oxy trong máu và các vấn đề về mạch vành, sức khỏe tim mạch.

  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn cho vết thương hở, tăng sức đề kháng giúp các tổn thương của cơ thể lành nhanh chóng hơn.

  • Các căn bả của thuốc, độc tố trong cơ thể bị tích tụ bởi thực phẩm nhiều chất bảo quản… sẽ được đào thải khỏi cơ thể.

  • Cỏ lúa mì sẽ hỗ trợ gan và thận hoạt động tốt hơn, giúp lọc máu và thanh lọc cơ thể.

  • Các triệu chứng da nhăn, vết chân chim, tóc bạc nhanh sẽ được đẩy lùi bởi cỏ lúa mì.

  • Các vấn đề liên quan đến niệu đạo, tiền liệt tuyến, viêm bàng quang cũng có thể chữa khỏi từ cỏ lúa mì.

  • Một số thông tin còn cho rằng cỏ lúa mì còn chữa được cả bệnh ung thư, đau khớp. Các bệnh mãn tính liên quan đến ngoài da cũng có thể trị khỏi từ cỏ lúa mì.

Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học chính thức và tài liệu y khoa chưa có thông tin rõ ràng về những tác dụng này. Trước khi sử dụng cỏ lúa mì bạn nên tham vấn chuyên môn của bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Nguồn dinh dưỡng có trong cỏ lúa mì

Tổng hợp thông tin về cỏ lúa mì và tác dụng của chúng với sức khỏe 1

Hiện nay cỏ lúa mì được bào chế thành dạng bột hoặc viên nén. Một số người cũng có thể dùng cỏ lúa mì tươi để chế biến vào các món ăn và thức uống. Cỏ lúa mì có một nguồn dưỡng chất phong phú, bao gồm các thành phần như: Vitamin B2 và B16, C, Natri, Phốt pho, sắt và chất xơ. Ngoài ra còn chứa kẽm và kali, canxi cũng như tinh bột, nước và Protein

Nguồn dinh dưỡng từ cỏ lúa mì thích hợp với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn là thai phụ thì nên tránh các nguồn dinh dưỡng ngoài thực đơn đặc biệt dành cho bà bầu. Việc bà bầu dùng cỏ lúa mì tươi hoặc các chế phẩm từ cỏ lúa mì vẫn chưa được y khoa khuyên nên dùng.

Cỏ lúa mì có tác dụng phụ nào không?

Tất cả các loại thực phẩm đều có tác dụng phụ đối với những người không thích hợp. Nếu bạn bị dị ứng với cỏ lúa mì có thể dẫn đến táo bón hoặc buồn nôn.

Đang sử dụng các loại thuốc khác, mang thai, dị ứng với thảo mộc, không nên sử dụng cỏ lúa mì.

Phụ nữ mang thai có nên sử dụng cỏ lúa mì

Tổng hợp thông tin về cỏ lúa mì và tác dụng của chúng với sức khỏe 2

Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng phụ nữ mang thai không nên uống nước ép từ cỏ lúa mì. Tuy nhiên, có thể sử dụng các chế phẩm từ cỏ lúa mì để điều trị các dấu hiệu khi mang thai như:

  • Da xỉn màu, thâm nám, nổi đồi mồi trong quá trình mang thai. Các chế phẩm từ cỏ lúa mì sẽ giúp da trắng sáng trở lại.

  • Các bức xạ của mặt trời ảnh hưởng đến da và sức khỏe cũng được cải thiện nhờ cỏ lúa mì.

  • Mẹ mang thai luôn cần lượng oxi nhiều hơn. Nếu máu thiếu oxy sẽ dẫn đến khó thở, mất ngủ, ù tai… Cỏ lúa mì sẽ giúp lưu thông máu tốt và vận chuyển oxy đều khắp cơ thể.

  • Các vấn đề về tiêu hóa của thai phụ cũng được cải thiện bởi cỏ lúa mì.

  • Tăng hệ miễn dịch cho thai phụ.

Nhưng bên cạnh những lợi ích đó sẽ có một số tác dụng phụ từ cỏ lúa mì đối với thai phụ. Chẳng hạn như:

  • Thai phụ có thể bị dị ứng với cỏ lúa mì. Ăn phải cỏ lúa mì sống dẫn đến đau đầu, buồn nôn.

  • Cỏ lúa mì có thể dẫn đến nguy cơ dọa sảy thai.

Chia sẻ cách trồng cỏ lúa mì

Nếu bạn muốn cỏ lúa mì tươi thì bạn phải tự trồng. Chưa có một nơi nào chính thức bán cỏ lúa mì tươi tại Việt Nam cả. Việc trồng cỏ lúa mì sẽ diễn ra đơn giản với các bước như sau:

  • 1 Ngâm hạt giống giống lúa mì trong nước ấm 40 độ C trong vòng 8h. Không nên ngâm thời gian quá dài làm hạt giống nở ra và bị ngập úng.

  • 2. Ủ hạt lúa mì trong những chiếc rổ cosl ót khăn ướt hoặc bông bên dưới. Sau đó phủ một lớp giấy ăn hoặc khăn ẩm lên trên. 4-5h tưới nước 1 lần cho mầm cỏ lúa mì phát triển.

  • 3. Trồng cỏ lúa mì bằng cách rải mầm lúa mì một lớp mỏng lên các dụng cụ đã lót vải hoặc bông để cây phát triển. Đến khi cỏ lúa mì đã phát triển khoảng 1–2 cm thì có thể để cây tiếp nhận ánh sáng, quang hợp và phát triển.

  • 4. Tưới và thu hoạch sau 6 đến 15 ngày. Cỏ lúa mì phát triển rất nhanh, lượng nước không cần tưới nhiều. Sau khoảng thời gian này bạn chỉ cần cắt ngang thân cỏ lúa mì, dùng để chế biến và tiếp tục tươi tiêu để cỏ lên đợt 2.

Những thông tin dược liệu trên chưa có các bằng chứng báo cáo khoa học nào để xác minh. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị đọc giả nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông Y, các bác sĩ đang chẩn đoán và chữa trị cho bạn trước khi sử dụng.

Ngày đăng: 08/08/2023 17:06:12

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Tổng hợp thông tin về cỏ lúa mì và tác dụng của chúng với sức khỏe
1227 Lượt view
Bình luận
Đầu trang