Trái trâm là gì? Tác dụng, các bài thuốc từ trái trâm

9 tháng trước
2.467 lượt view

Trái trâm có vị ngọt lẫn chát. Lúc còn sống sẽ màu xanh, đến khi chín có màu tím đậm. Quả có hình bầu dục, tụ thành từng chùm và chữa nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi trái trâm đều chứa khá nhiều chất béo, chất đạm, vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, magie, phốt pho… Trái trâm dùng để chữa bệnh, thưởng thức mang đến nhiều hương vị rất thú vị. Đặc biệt là chúng được thu hoạch từ thiên nhiên nên không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản.

Trái trâm là trái gì?

Trái trâm là gì? Tác dụng, các bài thuốc từ trái trâm 0

Trái trâm là một loại trái cây phổ biến trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Trái trâm có tên khoa học là Dracontomelon duperreanum và thuộc họ Anacardiaceae. Trái trâm có hình dạng nhỏ gọn, hình quả xoan, và màu sắc từ xanh đến vàng tùy thuộc vào giai đoạn chín. Vị của trái trâm ngọt, chua nhẹ và có hương thơm đặc trưng, tạo nên một trải nghiệm thú vị cho người thưởng thức.

Trái trâm không chỉ có vị ngon mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trái trâm giàu vitamin C, chất xơ và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa vi khuẩn và virus, và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch và ung thư. Ngoài ra, trái trâm còn chứa hàm lượng nước cao, giúp giải khát và giảm các triệu chứng mệt mỏi.

Cây trâm là gì?

Cây trâm là những cây thân gỗ có chiều cao từ 15m đến 20m hoặc có thể cao hơn. Trái trâm ngoài tên gọi là vối rừng còn được gọi là trâm vối, trâm mốc.

Quả trâm có kích thước bằng đầu ngón tay út và thường ra hoa kết trái vào mùa hè. Trâm có thể ngâm rượu, phơi khô làm thuốc hoặc ăn thưởng thức khi hái trái chín.

Cây trâm sống được trên nhiều môi trường khác nhau. Tại Việt Nam chúng trải rộng trên khắp mọi miền tổ quốc. Từ lá, cành cho đến trái trâm được thu hoạch quanh năm để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau.

Những công dụng của trái trâm

Bắt đầu là một quả mọc dại ven đường, trong rừng, nhưng giá trị kinh tế của cây trâm chẳng thua kém nhiều loại trái cây khác. Vào mùa trâm chín rất nhiều người đổ xô đi hái trâm, mua trâm và chế biến quả trâm với nhiều cách khác nhau. Quả trâm tạo nên cơn sốt người mua như vậy vì chúng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Trái trâm có thể ngăn ngừa ung thư

Trái trâm ức chế các tế bào ung thư ác tính lây lan. Trái trâm dùng với người bình thường có thể tăng cường tốc độ chống oxy hóa và ngăn các gốc tự do phát triển. Khi cơ thể khỏe mạnh ở cấp độ tế bào sẽ đẩy lùi được các bệnh ung thư tốt nhất.

Cải thiện hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng

Lượng vitamin C trong trái trâm cực kỳ dồi dào. Cơ thể yếu ớt, miễn dịch kém, tổn thương sẽ được cải thiện tốt với trái trâm.

Ngăn đột quỵ hay xơ cứng động mạch

Trái trâm là gì? Tác dụng, các bài thuốc từ trái trâm 1

Trái trâm cũng được đánh giá có khả năng chữa bệnh tiểu đường cao. Đột quỵ, xơ vữa động mạch vành cũng được hạn chế khi sử dụng trái trâm.

Những bài thuốc dân gian từ trái trâm

Trái trâm dùng ngâm rượu

Trái trâm có ngâm rượu được không? Hoàn toàn được, cùng Shinny tham khảo cách ngâm rượu từ trái trâm bên dưới.

Quả trâm ngâm rượu có tác dụng gì

Quả trâm ngâm rượu sẽ tốt cho sức khỏe, chữa xơ vữa động mạch, ngăn rối loạn tiêu hóa. Các vấn đề khó chịu của cơ xương nhức mỏi cũng được cải thiện khi uống rượu trái trâm.

Cách ngâm rượu trái trâm

Trái trâm sau khi mua về tiến hành rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối trong 2h đồng hồ. Cứ 1kg trái trâm sẻ ngâm với 1 lít nước và 200gr muối.

Sau quá trình ngâm này sẽ tiến hành rửa lại bằng nước sạch, để ráo và phơi qua 1 nắng rồi cho vào hủ thủy tinh trộn với đường. 1kg trái trâm sẻ ngâm với 500gr đường. Đợi trâm ra đường hết thì cho thêm 1 lít rượu.

Hoặc bạn có thể cho rượu trực tiếp vào trái trâm mà không cần thêm đường ở công đoạn trước đều được. Tùy vào khẩu vị về rượu trái trâm của từng người mà có cách ngâm khác nhau.

Trái trâm điều trị tiểu đường

Trái trâm là gì? Tác dụng, các bài thuốc từ trái trâm 2

Trái trâm sau khi thu hoạch sẽ rửa sạch, phơi khô rồi mang đi sao vàng, hạ thổ và tán bột mịn. Sau đó dùng từ 4-8g/ngày bằng cách hòa cùng với nước ấm.

Hoặc một số người thích mùi thơm của cao trái trâm hơn thì dùng trái trâm tươi, tán dập và nấu thành cao. Cũng uống từ 4-8g cao trái trâm/ngày để chữa tiểu đường.

Ngoài ra, lá và vỏ của trái trâm cũng có thể chữa được rất nhiều bệnh. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc từ bác sĩ Đông Y để chữa bệnh tốt hơn từ trái trâm. Những thông tin về quả trâm ở trên vẫn chưa được chứng thực từ những nghiên cứu y khoa hiện đại. Bạn nên cân nhắc thể trạng và bệnh lý trước khi sử dụng quả trâm.

Ngày đăng: 12/08/2023 00:42:55

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Trái trâm là gì? Tác dụng, các bài thuốc từ trái trâm
2467 Lượt view
Bình luận
Đầu trang