Những điều cần biết về tuổi dậy thì mới nhất 2021

8 tháng trước
1.074 lượt view

Theo nghiên cứu, tuổi dậy thì được coi là giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của trẻ. Các con sẽ trải qua những thay đổi về tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác. Đối với các bậc phu huynh, sự hiểu biết về độ tuổi này sẽ giúp trẻ cởi mở, giảm đi những hoang mang và lúng túng đầu đời.

Khái niệm và giai đoạn phát triển tuổi dậy thì

Có thể nói, dậy thì là giai đoạn trẻ cần tới sự tư vấn và hướng dẫn của cha mẹ nhiều nhất. Vậy tuổi dậy thì được hiểu như thế nào?

Những điều cần biết về tuổi dậy thì mới nhất 2021 0

Tuổi dậy thì cần lưu ý gì?

Dậy thì là giai đoạn trẻ bắt đầu trưởng thành và phát triển mạnh mẽ về cơ thể, bộ phận sinh sản và bắt đầu có nhận thức về vấn đề sinh lý, tình dục.

Ở mỗi trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn dậy thì khác nhau. Tuy nhiên, với các bé trai sẽ rơi vào độ tuổi từ 12 - 16 tuổi, còn các bé gái là từ 10 - 14 tuổi.

Trên thực tế, các bé gái sẽ có xu hướng dậy thì sớm hơn các bé trai, nguyên nhân được cho là từ tác nhân môi trường hoặc chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì

Khi con bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì, để có những cách ứng biến khéo léo và gần gũi với con, các bậc cha mẹ hãy ghi chú lại những dấu hiệu nhận biết của tuổi dậy thì.

Dấu hiệu dậy thì ở nữ giới

Với các bé gái, dấu hiệu dậy thì thường là:

  • Vòng 1 phát triển, đầy núm vú to và mềm. Một bên vú thường phát triển sớm hơn bên còn lại một vài tháng.

  • Khu vực cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện lông mu, lông mọc dài, cứng và xoăn.

  • Lông trên chân, cánh tay, ria mép xuất hiện dày và nhiều hơn.

  • 2 năm trước khi bắt đầu dậy thì, các bé gái sẽ có kinh nguyệt.

  • Bị mụn trứng cá

  • Đổ mồ hôi nhiều

  • Xuất hiện mùi đặc trưng của cơ thể

  • Âm đạo nhạy cảm, ẩm ướt và có thể tiết dịch màu trắng ra bên ngoài.

  • Chiều cao phát triển nhanh, các bé gái trong từ 1 - 2 năm có thể tăng 5 - 7,5cm

  • Tăng cân, vóc dáng thay đổi, mỡ xuất hiện ở nhiều khu vực như vòng eo, đùi, lưng, cánh tay, hông,...

Đối với các bé gái dậy thì và phát triển bình thường, sau 4 năm vòng 1 sẽ nảy nở, lông mu dài và rậm, có thể xuất hiện cảm xúc đặc biệt với bạn khác giới.

Dấu hiệu dậy thì ở nam giới

So với các bé gái, dấu hiệu nhận biết tuổi dậy thì ở các bé trai cũng có nhiều điểm tương đồng:

  • Xuất hiện mụn trứng cá

  • Đồ nhiều mồ hôi

  • Xuất hiện mùi cơ thể riêng

  • Lông nách phát triển và dài ra

  • Lông mu dày và xoăn

  • Dương vật phát triển, bìu chuyển dần sang màu tối

  • Ngực hơi sưng, nảy nở

  • Khi ngủ bị xuất tinh mất kiểm soát

  • Vỡ giọng

  • Phát triển chiều cao mạnh mẽ, trung bình tăng từ 7 - 8cm/năm, nổi cơ

  • Mọc râu

Những điều cần biết về tuổi dậy thì mới nhất 2021 1

Mụn trứng cá bắt đầu hoành hành trên mặt

Đối với các bé trai, chiều cao sẽ phát triển, chậm dần và cuối cùng ngừng phát triển tới năm 16 tuổi. Các cơ quan trên cơ thể bao gồm lông mu, lông nách, lông tay chân,....đến năm 18 tuổi sẽ được phát triển toàn diện

Dắt túi cách xử lý khéo léo ở độ tuổi dậy thì của con

Độ tuổi dậy thì là độ tuổi vô cùng nhạy cảm, với cả con trẻ và các bậc phụ huynh. Để có thể đồng hành, chia sẻ và làm bạn của con, các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách xử lý các vấn đề sau:

Kinh nguyệt không đều, thất thường

Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường của cơ thể, do Hormone chưa ổn định. So với lần có kinh nguyệt đầu tiên, thì lần có kinh thứ 2 sẽ có sau 35 - 40 ngày. Nếu tình trạng mất kinh diễn ra trong 3 tháng liền nhau thì cha mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ.

Mụn trứng cá, viêm da

Ở độ tuổi dậy thì, vấn đề lên mụn trứng cá là điều hoàn toàn bình thường, điểm khác nhau là cách chúng ta xử lý vấn đề về mụn như thế nào để tránh bị viêm hoặc nhiễm trùng da. Các bậc phụ huynh có thể mua sữa rửa mặt kết hợp kem trị mụn có chứa một số thành phần như: Lưu huỳnh, Benzoyl Peroxide, Axit Salicylic, Axit Axetic,...Nếu tình trạng không đỡ, trẻ nên tới bác sĩ da liễu để khám và uống thuốc theo đơn.

Lông nách phát triển

Với các bé gái, lông nách là thứ gì đó rất nhạy cảm, cần được che đi hoặc làm sạch hàng ngày, nhất là với cô nàng thích mặc áo sát nách hoặc mặc váy ngắn tay. Các phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ vệ sinh lông nách tự nhiên hoặc đưa trẻ đi triệt lông vĩnh viễn dưới dạng dịch vụ.

Tăng kích thước vòng 1 ở tuổi dậy thì

Vòng 1 lép kẹp khiến các cô gái tự ti, giảm đi đáng kể sức hút. Bí quyết để vòng 1 nảy nở ở tuổi dậy thì chính là tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu Phytoestrogen hoặc Estrogen như dưa chuột, yến mạch, hạt vừng, cà rốt, hạt điều, thì là,...Ngoài ra, các bé có thể kết hợp massage ngực hàng ngày và chọn size áo ngực phù hợp.

Bên cạnh đó, trẻ cần xây dựng lối sống khoa học, ăn thực phẩm lành mạnh, nhiều dưỡng chất để cơ thể phát triển cân đối và lý tưởng. Quan trọng hơn cả, để con không trở nên xa cách với các thành viên trong gia đình, cha mẹ nên hướng con tham gia một cách nhẹ nhàng về những vấn đề xây dựng và gìn giữ không khí gia đình.

Những lưu ý quan trọng về độ tuổi dậy thì

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến tuổi dậy thì một cách tích cực, tự nhiên thì có những vấn đề về bệnh lý hoặc sức khỏe của trẻ mà bậc cha mẹ nên lưu ý.

Những điều cần biết về tuổi dậy thì mới nhất 2021 2

Bác sĩ sẽ hỗ trợ tư vấn và điều trị các vấn đề dậy thì nghiêm trọng

Đối với vấn đề dậy thì sớm

Một số tác nhân điển hình gây nên tình trạng dậy thì sớm, điển hình như:

  • Đặc thù về giới tính: Bé gái thường dậy thì sớm hơn các bé trai

  • Béo phì, tăng cân: Cơ thể thừa cân khiến bé có nguy cơ dậy thì sớm

  • Hormone: Các loại thuốc mỡ, kem có chứa Estrogen, Testosterone hoặc Hormone sinh dục có thể khiến cơ thể dậy thì sớm.

  • Mặc một số bệnh lý: Hội chứng McCune -Albright (tăng sản thượng thận bẩm sinh) là bệnh lý tăng sinh Androgen một cách bất thường có thể gây suy giáp hoặc dậy thì sớm.

  • Biến chứng của bức xạ trị liệu đối với hệ thần kinh trung ương: Việc xạ trị khối u hoặc một số cna thiệp tương tự khiến cơ thể bị phát triển sớm.

Cơ sở xác định tình trạng dậy thì sớm bao gồm:

  • Ở bé gái: Ngực và lông mu phát triển trước độ tuổi phổ thông

  • Ở bé trai: Dương vật và lông mu phát triển sớm, rậm rạp.

Đối với vấn đề dậy thì muộn

Vấn đề dậy thì muộn cũng khá nghiêm trọng, nguyên nhân được xác định bao gồm:

  • Tập thể dục quá độ

  • Suy dinh dưỡng

  • Rối loạn ăn uống

  • Rối loạn nhiễm sắc thể

  • Đột biến gen

  • Tuyến yên bẩm sinh bất thường

  • Giảm khả năng khứu giác

  • Tuyến sinh dục bẩm sinh có những bất thường

Cách chuẩn đoán tình trạng dậy thì muộn

Có 3 phương pháp để chẩn đoán đối với vấn đề dậy thì muộn, cụ thể:

  • Chụp MRI não và tuyến yên

  • Đo nồng độ Hormone bằng phương pháp xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm để đo và đánh giá mức độ đáp ứng của tuyến yên với GnRH

Trẻ đang dậy thì nên đi khám khi nào?

Nếu trẻ gặp các vấn đề sau, phụ huynh nhất định phải đưa trẻ đi khám, càng sớm càng tốt, cụ thể:

  • Sử dụng đồ uống có cồn cao như rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng thuốc phiện hoặc ma túy.

  • Trẻ có biểu hiện hiếu thắng, hiếu chiến quá mức

  • Trẻ có biểu hiện trầm cảm, ít nói, khép mình

  • Trẻ không muốn đi học, có dấu hiệu chống đối

  • Trẻ có biểu hiện ám ảnh về diện mạo bên ngoài như gầy quá, béo quá, đây được coi là biểu hiện của chứng rối loạn ăn uống.

  • Dậy thì quá sớm hoặc quá muộn

Đối với các vấn đề xoay quanh độ tuổi dậy thì, việc chủ động nắm bắt những vấn đề cốt lõi sẽ giúp phụ huynh có thể đồng hành và can thiệp để giúp đỡ trẻ một cách kịp thời và khéo léo. Là lứa tuổi dễ có những hành vi và suy nghĩ non nớt, do đó các bậc cha mẹ hãy kiên nhẫn để uốn nắn cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện và mong chờ trước sự thay đổi của bản thân.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:57:15

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Những điều cần biết về tuổi dậy thì mới nhất 2021
1074 Lượt view
Bình luận
Đầu trang