Bạch tật lê: Công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng

9 tháng trước
1.044 lượt view

Gai ma vương hoặc thích tật lê là tên gọi khác của bạch tật lê. Tên khoa học của loại cây này là Tribulus terrestris L. Gia ma vương (bạch tật lê) là một loại cây thân thảo phát triển nhiều ở các vùng ven biển. Tác các tỉnh từ miền Trung như: Quảng Bình, Huế, Phú Yên cho đến Ninh Thuận loại cây này phát triển mạnh và mọc được ở khắp mọi nơi.

Bạch tật lê sử dụng bộ phận nào

Bạch tật lê: Công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng 0

Cây thân thảo bạch tật lê thường ưa khí hậu nóng hạn và bò lan trên mặt đất. Bộ phận có giá trị chữa bệnh là phần quả. Dùng quả sống hoặc phơi khô và sao vàng hạ thổ tùy thuộc vào từng trường hợp sử dụng khác nhau.

Bạch tật lê trong các ghi chép Đông Y cho thấy chúng có vị đắng, tính ấm có thể trừ phong thấp, bổ phế, chữa đau mắt đỏ, nhức đầu. Những phụ nữ sinh con bị tắc tuyến sữa hoặc đau bụng kinh, tinh dịch kém chất lượng cũng có thể sử dụng.

Đặc biệt là tại Ấn Độ, bạch tật lê cũng được xem là một bài thuốc quý. Ấn Độ dùng bạch tật lê để chữa các bệnh về dạ dày, bế tiểu hoặc sỏi bàng quang, nhuận tràng… Điều này chứng tỏ rằng bạch tật lê là một bài thuốc quý và được sử dụng khá rộng rãi.

Dùng bạch tật lê như thế nào hợp lý?

Bạch tật lê: Công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng 1

12–16g/ngày là liều dùng cho phép của bạch tật lê phơi khô hoặc tán bột mịn. Đối với bạch tật lê tươi có thể dùng định lượng gấp đôi, nhưng nên cân nhắc kỹ trước khi dùng. Bạch tật lê tùy vào bệnh lý của từng người, các triệu chứng biểu hiện ra ngoài, tình hình sức khỏe để thêm các loại dược liệu bổ trợ khác. Dưới đây là những bài thuốc từ bạch tật lê để các bạn tham khảo:

Bạch tật lê chữa các bệnh về mắt

Giảm thị lực, nhức mắt, mỏi mắt dùng quả bạch tật lê phơi khô, sao vàng hạ thổ. Sau đó tán bột mịn và hòa với nước ấm để uống liên tục trong 7 ngày.

Nếu bị đỏ mắt, có ghèn mắt thì có thể bổ sung thêm kim hoa cúc, hạt thảo quyết minh. Công thức vẫn là sao vàng, hạ thổ và xay mịn hoặc giã mịn rồi hòa với nước ấm để uống.

Bạch tật lê chữa các bệnh viêm nhiễm

Bạch tật lê tươi nấu thành cao hoặc bột bạch tật lê nấu thành cao. Mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê cao bạch tật lê hòa với mật ong và nước ấm để uống.

Nếu có mưng mủ ở chân răng hoặc ngoài da nên thêm các dược liệu như ngũ bột tử, khô phàn và nhục quế, mộc tặc với tỷ lệ 20g/mỗi loại để súc miệng hoặc rửa vết thương ngoài da hàng ngày.

Bạch tật lê chữa bệnh khí hư, kinh nguyệt không đều

Bạch tật lê: Công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng 2

Bạch tật lê, nhục quế, tủ uyển mỗi loại 8g; thỏ ty tử 12g; hoàng kỳ, liên nhục, kim anh, khiếm thực, nhức quế mỗi loại 4g; lộc nhung 2g. Trộn đều với nhau, sao vàng hạ thổ và tán bột minh. Mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê bột pha với nước để uống sau khi ăn sáng xong.

Một số người có thể bị dị ứng với bạch tật lê hoặc các thảo dược trong các bài thuốc trên. Nên thận trọng trước khi sử dụng để tránh những phản ứng phụ ngoài mong muốn khi dùng bạch tật lê.

Những lưu ý khi sử dụng bạch tật lê

Bệnh lý nền, đang sử dụng thuốc, đang mang thai, đang cho con bú, đang lên kế hoạch sinh con không nên sử dụng bạch tật lê.

Kinh nguyệt không đều do đa nang buồng trứng. Khí hư do suy nhược cơ thể. Đau lưng kéo dài và các bệnh liên quan đến phụ khoa mãn tính nên đi thăm khám trước khi sử dụng bạch tật lê hay bất cứ dược liệu nào.

Những thông tin về dược liệu bạch tật lê vẫn chưa có bằng chứng khoa học, nghiên cứu nào được công bố. Muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về bạch tật lê và bệnh lý, sức khỏe của bạn trước khi dùng.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:57:54

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Bạch tật lê: Công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
1044 Lượt view
Bình luận
Đầu trang