Những tác dụng từ cây thìa canh: Cây thuốc quý của Y Học Cổ Truyền

9 tháng trước
1.060 lượt view

Cây thìa canh có nhiều tên gọi khác dây muôi, dây thìa canh. Tên khoa học của chúng là Gymnema, họ nhà Trúc đào và tồn tại lâu trong y học cổ truyền Việt Nam. Chuyên đề về thảo dược Việt Nam hôm nay Shinny sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin về dây thìa canh. Từ dược lý, cách sử dụng cho đến những lưu ý khi dùng cây thìa canh đều được chia sẻ chi tiết.

Những thông tin về cây thìa canh

Những tác dụng từ cây thìa canh: Cây thuốc quý của Y Học Cổ Truyền 0

Cây thìa canh là một thảo dược có tác dụng khi dùng tươi lẫn khi phơi khô. Tất cả mọi bộ phận của dây thìa canh đều có tác dụng như nhau nên người dùng gần như thu hoạch trọn bộ và sử dụng tất cả không bỏ phí.

Cây thìa canh chứa nhiều acid gymnemic giúp tuyến tụy phát triển mạnh mẽ. Thành phần này sẽ giúp kích thích Insulin phát triển để ổn định đường huyết và cải thiện bệnh lý về tiểu đường.

Đặc biệt, trong việc giảm cân, dây thìa canh cũng đóng vai trò quan trọng. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng dây thìa canh tươi chứa nhiều peptide Gumarin. Những hoạt chất này sẽ tác động đến vùng não dưới đồi để vô hiệu quá cảm giác thèm đồ ngọt. Những người thừa cân, béo phì sẽ bớt mức độ thèm ăn vặt, đường để giảm cân hiệu quả.

Sứ mệnh chữa bệnh tiểu đường của cây thìa canh

Dây thìa canh nổi tiếng nhất là khả năng chữa trị bệnh tiểu đường. Bạn có thể dùng dây thìa canh tươi, dây thìa canh khô, lá thìa canh để dùng trực tiếp hoặc pha trà…

Một số nghiên cứu dây thìa canh trên động vật đã cho thấy khả năng trị bệnh tiểu đường rất cao. Sau một thời gian sử dụng dây thìa canh, cơ thể sẽ thúc đẩy tái tạo insulin tự nhiên để chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Nếu sử dụng dây thìa canh cùng việc tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn uống điều độ sẽ cải thiện được bệnh tiểu đường.

Chia sẻ cách sử dụng dây thìa canh

Những tác dụng từ cây thìa canh: Cây thuốc quý của Y Học Cổ Truyền 1

Để chữa trị tiểu đường, giảm cân bằng dây thìa canh bạn có thể sử dụng theo một trong các cách bên dưới:

Dùng dây thìa canh để pha trà. Nếu dùng cây thìa canh khô thì chỉ nên dùng khoảng 5g hãm chung với 0,5 lít nước sôi. Sau đó dùng trà dây thìa canh trong ngày. Hoặc nếu dùng dưới dạng trà cây thìa canh tươi thì nên dùng từ 300g lá thìa canh. Sau đó rửa sạch lá thìa canh, để ráo nước rồi vo nhẹ. Cho hết phần lá thìa canh vào ấm trà, đổ đầy nước sôi và dùng trong ngày.

Cách sử dụng lá thìa canh bằng cách nhai tươi. Đây là biện pháp ức chế cơn thèm đồ ngọt của người giảm cân. Lượng peptide gurmarin thông qua miệng sẽ được hấp thu và tác động lên thùy não để giảm ngay các triệu chứng thèm đường.

Cây thìa canh dùng làm thuốc đắp ngoài da. Côn trùng cắn, rắn cắn sẽ tiến hành giã nát dây thìa canh tươi và đắp lên vết thương.

Những tác dụng phụ của cây thìa canh

Những tác dụng từ cây thìa canh: Cây thuốc quý của Y Học Cổ Truyền 2

  • Chỉ nên dùng cây thìa canh với liều lượng cho phép. Lạm dụng và vượt quá định lượng dược liệu từ cây thìa canh sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và hại gan, thận, dẫn đến tác dụng phụ.
  • Đặc biệt là những người trước và sau phẫu thuật, phụ nữ đang mang thai, người dị ứng với thuốc nam nên cẩn trọng khi dùng.

Nếu dị ứng với cây thìa canh hoặc sử dụng cây thìa canh với số lượng lớn, nhiều ngày liên tục bạn sẽ gặp một số triệu chứng như:

  • Suy giảm lượng đường quá mức dẫn đến tụt đường huyết.
  • Cơ thể sẽ bị suy nhược, run tay chân và cơ thể đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi và khó ngủ.
  • Buồn nôn và tiêu chảy, đau đầu nếu lạm dụng quá nhiều dây thìa canh trong một thời gian dài.

Chúng tôi khuyên các bạn nên tham khảo bác sĩ Đông Y về cây thìa canh chi tiết trước khi sử dụng. Những thông tin về dây thìa canh này chỉ mang tính chất tham khảo dược lý và cách sử dụng.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:57:36

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Những tác dụng từ cây thìa canh: Cây thuốc quý của Y Học Cổ Truyền
1060 Lượt view
Bình luận
Đầu trang