Thông tin về dược liệu hoàng đằng chi tiết từ A đến Z

9 tháng trước
915 lượt view

Hoàng đằng được dân gian gọi với tên khác là dây vàng giang, hoàng liên nam hoặc thích hoàng liên… thường ra hoa và kết quả từ tháng 3 đến tháng 7. Loại cây này khá phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người biết đến. Từ xa xưa các danh y đã dùng hoàng đằng để chữa bệnh bằng cách thu hoạch rễ, thân và cành giá để làm thuốc. Hoàng đằng sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, cắt lát và sao vàng hạ thổ rồi cất trữ để dùng dần.

Hoàng đằng được dùng để chữa bệnh gì?

Thông tin về dược liệu hoàng đằng chi tiết từ A đến Z 0

Hoàng đằng có khả năng kháng khuẩn cao, trị viêm tốt. Những bệnh liên quan đến sức khỏe suy yếu, vết thương ngoài da đều có thể sử dụng hoàng đằng.

Hoàng đăng bảo vệ tốt cho hệ thần kinh trung ương, giảm áp lực lên các dây thần kinh ngoại vi. Căng thẳng, mệt mỏi cần lưu thông khí huyết và tập trung suy nghĩ cũng có thể sử dụng hoàng đăng.

Uống hoàng đằng có thể chống sốc phản vệ tốt giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Viêm tai mũi họng, đỏ mắt, tiêu chảy cũng có thể sử dụng hoàng đằng. Đặc biệt loại dược liệu quý này nổi tiếng trong việc chữa trị lo âu và mất ngủ ở người lớn tuổi.

Trung Quốc cũng dùng hoàng đằng để chữa các bệnh về mụn nhọt và thêm vào các vị thuốc Đông y khác để chữa trị nhiều bệnh lý hơn.

Tham khảo các bài thuốc từ hoàng đằng

Thông tin về dược liệu hoàng đằng chi tiết từ A đến Z 1

Với hoàng đằng, bạn chỉ nên dùng từ 6–12g để sắc nước uống. Nếu uống ở dạng bột hoặc dạng viên cũng nên uống hoàng đằng ở định lượng này. Ở dạng lỏng đóng chai bạn có thể xem tá dược của hoàng đằng để chọn hình thức uống thích hợp. Dưới đây là một số bài thuốc từ hoàng đằng có thể bạn cần để sử dụng cho bệnh lý của mình.

Hoàng đằng chữa kiết lỵ. Dùng rễ hoàng đằng phơi khô, tán bột mịn và hòa trong nước ấm để uống. Hoặc cũng có thể dùng rễ hoàng đằng tươi để nấu cô thành cao và hòa với nước uống.

Hoàng đằng chữa viêm tiết niệu và âm đạo hoặc tiểu ra máu. Nên dùng chung hoàng đăng với huyết dụ và mộc thông. Mỗi loại nên dùng 10g, tá dược vừa đủ 30g. Hãy sắc nước và uống 2 lần vào sáng và tối trước khi đã ăn no.

Ngoài ra, hoàng đằng cũng được chế biến thành nhiều loại thuốc thực phẩm chức năng, thuốc trị bệnh cụ thể. Bạn có thể nhờ các bác sĩ Đông Y tư vấn thêm các loại thuốc được chiết xuất từ hoàng đăng.

Những lưu ý khi sử dụng hoàng đằng

Thông tin về dược liệu hoàng đằng chi tiết từ A đến Z 2

  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai, đang mang thai, đang cho con bú không nên sử dụng hoàng đằng hoặc bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Người chuẩn bị phẫu thuật, sau phẫu thuật, đang điều trị bằng các loại thuốc khác cũng không nên sử dụng hoàng đằng.

  • Có bệnh về tim, huyết áp, gan thận nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng hoàng đằng.

  • Hoàng đằng có thể dẫn đến kiết lỵ, choáng và ngộ độc nếu sử dụng với liều quá lớn.

Những thông tin về hoàng đằng chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng bệnh lý, sức khỏe của mỗi người để các bác sĩ đông y sẽ thêm các loại dược liệu khác làm chất dẫn thuốc và hỗ trợ thúc đẩy điều trị bệnh lý tốt hơn.

Ngày đăng: 09/08/2023 08:01:54

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Thông tin về dược liệu hoàng đằng chi tiết từ A đến Z
915 Lượt view
Bình luận
Đầu trang