Thông tin dược lý về bạch truật chi tiết nhất 2021

9 tháng trước
861 lượt view

Bạch truật là một vị thuốc Đông Y quan trọng trong các bài thuốc của Y học Cổ truyền. Tên khoa học của bạch truật là Atractylodes macrocephala Koidz. Phần rễ của bạch truật là phần được dùng để sử dụng trong các bài thuốc. Theo nhiều nghiên cứu hiện nay thì bạch truật chữa được các bệnh như:

  • Bạch truật có thể bổ tỳ
  • Trị đau thấp khớp
  • Chữ táo bón, lợi tiểu và các vấn đề về hệ bài tiết.
  • Các bệnh về tiêu chảy, tuyến mồ hôi tiết ra nhiều cũng có thể dùng bạch truật.
  • Phù thũng hoặc an thai cũng dùng bạch truật để chữa trị…

Cụ thể hơn về bạch truật sẽ được Shinnychúng tôi chia sẻ chi tiết hơn ở chuyên để thảo dược của hôm nay.

Những tác dụng của bạch truật

Thông tin dược lý về bạch truật chi tiết nhất 2021 0

Tạp chí Ethnopharmacology đã đăng một bài viết của trường Đại học Y khoa của Chiết Giang nghiên cứu về bạch truật. Nghiên cứu này cho thấy bạch truật có thể chữa trị được các bệnh như:

  • Mệt mỏi, chán ăn và suy nhược cơ thể. Hoặc cơ thể suy nhược, mồ hôi ra nhiều, có triệu chứng nôn mửa.
  • Các vấn đề liên quan đến suy giảm chức năng của đường tiêu hóa.
  • Các bệnh lý về ung thư, viêm khớp hoặc loãng xương.
  • Các vấn đề về gan, thận, lá lách hoặc béo phì
  • Thậm chí bệnh giảm trí nhớ ở người già hoặc thai nhi có dấu hiệu bất thường cũng có thể dùng bạch truật.

Nghiên cứu của Đại học Kyung Hee về bạch truật cũng khẳng định rằng:

  • Bạch truật chữa được chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
  • Khả năng chống viêm, kháng virus và chống lại khối u, ngăn ung thư của bạch truật cũng được khẳng định.

Nhiều trường đại học y dược khác ở Châu Á cũng nghiên cứu nhiều về bạch truật và đều cho những kết quả về tác dụng chữa bệnh như nhau. Trong y học cổ truyền Việt Nam, bạch truật dùng để chữa các bệnh như:

  • An thai, chuyển dạ sớm hoặc dọa sinh non ở tháng cuối thai kỳ.
  • An thần và làm tăng chất lượng giấc ngủ. Đả thông kinh mạch để tránh ác mộng, ngủ sâu giấc và cải thiện nguồn năng lượng tốt cho cơ thể.

Một số bài thuốc dân gian có thể giúp trị nám và làm trắng da khi kết hợp với các thảo dược khác.

Cách thu hoạch và bào chế bạch truật

Thông tin dược lý về bạch truật chi tiết nhất 2021 1

Thời vụ thu hoạch bạch truật là từ tháng 10 đến đầu tháng 11. Loại cây này phải quan sát và thu hoạch có thời điểm. Quá sớm thì rễ củ sẽ bị non, nếu thu hoạch quá muốn thì củ bạch truật sẽ bị tiêu hao nhiều dinh dưỡng. Quan sát khi thấy cây từ xanh chuyển thành màu vàng, ở phần lá xuất hiện màu nâu và cứng, dễ gãy thì thời điểm thu hoạch bạch truật đã đến.

Bộ phận sử dụng của bạch truật là phần rễ. Chúng chữa dầu, thơm nhẹ và có màu trắng ngà. Rễ của bạch truật thuộc rễ củ. Phần rễ cứng và củ rắn chắc. Sau khi thu hoạch phần rễ củ, bạch truật sẽ được phơi khô. Sau đó tiến hành cắt lát và bảo quản cẩn thận.

Bào chế bạch truật cũng là một trong những công đoạn quan trọng và dày công thực hiện.

Bạch truật sau khi thu hoạch thường được ngâm nước lên đến 4h. Sau đó tiến hành ủ kín 12h liên tục mới tiến hành cắt lát mỏng và phơi khô. Nếu để nguyên củ để phơi thì chúng không gọi là bạch truật mà gọi là ư truật.

Quá trình phơi khô không phơi dưới ánh nắng mặt trời mà phơi nơi khô ráo, thoáng mát và có nhiều gió. Nếu sấy khô bằng lửa hoặc nhiệt thì cần đảm bảo nhiệt độ. Khoảng 3,5kg bạch truật tươi khi phơi khô chỉ còn lại 1kg.

Bạch truật có thể sao vàng hạ thổ, tán bột mịn hoặc sắc thuốc uống. Một số bài thuốc bào chế bạch truật thành dạng siro. Bạch truật cũng được kết hợp với nhiều bài thuốc quý để tăng giá trị chữa bệnh nhiều hơn.

Tham khảo các bài thuốc từ bạch truật

Thông tin dược lý về bạch truật chi tiết nhất 2021 2

Theo các chuyên gia về Đông Y bạn chỉ nên dùng từ 6–12g bạch truật mỗi ngày. Cao, bột mịn hoặc phơi khô đều được. Nếu biết kết hợp với các bài thuốc khác thì gia tăng mức độ quý hiếm của bạch truật hơn. Tham khảo những bài thuốc từ bạch truật dưới đây để sử dụng khi cần thiết nhé.

Bạch truật chữa đau dạ dày

  • 6g bạch truật
  • 5g toan táo nhân
  • 3g gừng
  • 5g hậu phác
  • 4g trần bì
  • 15g cam thảo

Dùng 500ml nước sắc còn 200ml nước, chia làm 2 lần để uống.

Bạch truật trị đau mỏi xương khớp

6h bạch truật tán thành bột mịn, trộn với 50ml rượu. Chia làm 2 lần sáng và tối sau khi ăn no.

Bạch truật chữa đau răng

Dùng bạch truật 12g, sao vàng hạ thổ, sắc chung với 200ml nước. Đến khi còn khoảng 50ml nước thì lọc phần nước và súc miệng. Thực hiện liên tục vào các buổi tối và sáng ngủ dậy trong vòng 1 tuần với bài thuốc từ bạch truật bạn sẽ chữa đau răng hiệu quả.

Bạch truật cũng có những bài thuốc an thai, trị gan thận, chống ung thư… Nhưng những bài thuốc này chỉ có bác sĩ Đông Y chuyên khoa mới đủ trình độ chuyên môn để kê cho bệnh nhân.

Những đối tượng không nên dùng bạch truật

Bạch truật không nên dùng với các đối tượng bị bệnh hen suyễn, táo bón, miệng khô khát, đau học, tiểu tiện khó. Hệ đường ruột đang bị rối loạn, viêm ruột cấp hoặc cơ thể nổi mụn mủ cũng không nên uống.

Những thông tin về dược lý bạch truật chưa được nghiên cứu y khoa nào khẳng định chính xác. Nên liên hệ với bác sĩ Đông Y để có những bài thuốc về bạch truật tốt nhất. Việc bạn tự mình dùng các bài thuốc từ bạch truật có thể dẫn đến những phản ứng phụ ngoài mong muốn.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:55:10

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Thông tin dược lý về bạch truật chi tiết nhất 2021
861 Lượt view
Bình luận
Đầu trang