Cây bụp giấm: Thông tin chi tiết nhất về hoa atiso đỏ

9 tháng trước
923 lượt view

Cây bụp giấm hay còn gọi là hoa atiso đỏ. Chúng được dùng để chế biến nhiều món ăn, mứt bánh và phơi khô làm trà. Có rất nhiều bài thuốc Đông Y cũng đến từ loài hoa có nguồn gốc từ Tây Phi này. Hoa bụp giấm sinh trưởng tốt, đường trồng hàng năm để thu hoạch với số lượng lớn. Hiện tại Việt Nam hoa bụp giấm được trồng ở rất nhiều nơi và dùng vào nhiều mục đích khác nhau.

Tác dụng của cây bụp giấm

Cây bụp giấm: Thông tin chi tiết nhất về hoa atiso đỏ 0

Theo y học hiện đại, cây bụp giấm có thể cải thiện mỡ máu, đẩy lùi tiểu đường và hạ chế cao huyết áp. Nếu sử dụng hoa atiso đỏ hàng ngày còn có thể bảo vệ gan, giảm bài tiết ure đối với thận và giảm các bệnh viêm nhiễm về niêm mạc miệng, cân bằng bạch cầu… Cây bụp giấm còn có thể làm giãn tử cung và trị đường các bệnh nhiễm khuẩn phụ khoa ở nữ giới.

Theo Đông Y, cây bụp giấm có thể lợi tiểu, lọc máy, kháng khuẩn và hỗ trợ các bệnh về gan, thận mật. Đặc biệt là kích thích nhu động ruột, tránh táo bón và làm mềm phân. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy người bị mạch vành, tim mạch, thần kinh, mất ngủ cải thiện được sức khỏe tốt sau một thời gian dùng cây bụp giấm.

Các bài thuốc từ cây bụp giấm

Cây bụp giấm: Thông tin chi tiết nhất về hoa atiso đỏ 1

Muốn lợi tiểu, nhuận tràng và thanh nhiệt cơ thể nên dùng hoa bụp giấm phơi khô làm trà. Mỗi ngày nên dùng từ 7 đến 10 hoa bụp giấm phơi khô, hãm với 1 lít nước sôi và dùng hết trong ngày.

Kích thích nhuận tràng và tiêu hóa tốt thì dùng hoa bụp giấm phơi khô ngâm với rượu. 300gr hoa bụp giấm phơi khô sẽ ngâm với 1,5 lít rượu. Ngâm trong vòng 15 ngày có thể dùng. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 30 đến 50ml để có tác dụng chữa bệnh.

Ngâm bụp giấm tươi với đường có thể giải khát, tiêu đờm và trị ho. Hoa bụp giấm tươi sau khi mua về sẽ tiến hành loại bỏ hạt bên trong. Ngâm nước muối trong vòng 30 phút rồi vớt ráo, mang đi phơi một nắng cho hoa héo nhẹ. Sau đó cứ sắp xếp 1 lớp hoa atiso đỏ, 1 lớp đường cho đến khi hết. Ngâm trong 2 tuần cho tan hết đường, hoa bụp giấm tiết hết tinh chất ra nước là đã có thể sử dụng.

Mứt hoa bụp giấm làm món ăn chơi ngon miệng. Đặc biệt khi uống chúng với trà sẽ giúp thoải mái cơ thể, mở rộng tâm trí và phấn chấn về tinh thần. Tuy nhiên, hạn chế ngày nào cũng dùng mứt atiso đỏ và trà hoa bụp giấm phơi khô. Liều lượng quá nhiều sẽ phải tác dụng và gây hại cho cơ thể.

Lưu ý khi dùng các bài thuốc từ cây bụp giấm

Cây bụp giấm: Thông tin chi tiết nhất về hoa atiso đỏ 2

Hiện nay cây bụp giấm được dùng để ngâm lấy nước uống giải khát, làm mứt bánh hoặc ngâm rượu. Một số trường hợp còn dùng nước ép của hoa bụp giấm để làm màu thực phẩm tự nhiên. Với những trường hợp này hoa bụp giấm sẽ đi vào cơ thể với hàm lượng ít. Nhưng nếu sử dụng hoa bụp giấm hàng ngày để chữa bệnh thì nên lưu ý các vấn đề sau:

Không nên sử dụng quá 10g hoa bụp giấm/ngày trong 2 tuần liên tục. Có nhiều hoạt dược trong hoa bụp giấm vẫn chưa được khoa học nghiên cứu. Sử dụng với lượng hoa bụp giấm quá nhiều có thể bị ngộ độc.

Trong hoa bụp giấm có hoạt chất Anthocyanin sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Các loại thuốc sắc, trà bụp giấm nên cẩn thận trong quá trình chế biến.

Những ai đang sử dụng thuốc Diclofenac không nên sử dụng hoa bụp giấm. Tốt nhất đang có bệnh lý, đang điều trị các thuốc Tây Y, Đông Y nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoa bụp giấm.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:50:38

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Cây bụp giấm: Thông tin chi tiết nhất về hoa atiso đỏ
923 Lượt view
Bình luận
Đầu trang