Cây râu mèo chữa bệnh gì? Bộ phận dùng làm thuốc của cây râu mèo

9 tháng trước
776 lượt view

Cây râu mèo thuộc họ bạc hà, là cây thân thảo, sống lâu năm nhưng chỉ cao từ 0,3 đến 0,5m. Một số cây có thể cao hơn nhưng không nhiều. Tại Việt Nam, cây râu mèo phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi. Chẳng hạn như: Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Tây, Lâm Đồng, Phú Yên và Vũng Tàu… Đất mùn ven rừng, giữa bờ ruộng hoặc trên thung lũng là điều kiện thuận lợi để cây râu mèo phát triển.

Tổng hợp các thông tin về cây râu mèo

Cây râu mèo chữa bệnh gì? Bộ phận dùng làm thuốc của cây râu mèo 0

Cây râu mèo sẽ dùng hết tất cả các bộ phận cắt ngang từ mặt đất trở lên. Sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô rồi trữ dùng dần. Thường nếu dùng để làm thuốc thì cây râu mèo phải thu hoạch trước khi chúng ra hoa. Khi chúng ra hoa thì dưỡng chất và hoạt chất sẽ tập trung vào hoa nhiều hơn.

Theo nhiều nghiên cứu lá ra mèo có một chất saponin giống như trong nhân sâm và các bài thuốc quý khác. Ngoài ra còn chứa tinh dầu, tanin và một số loại axit thiết yếu. Hàm lượng kali trong cây râu mèo cũng khá cao.

Cây râu mèo chữa những bệnh gì?

Cây râu mèo chữa bệnh gì? Bộ phận dùng làm thuốc của cây râu mèo 1

Cây rau mèo có vị ngọt, hơi đắng, tính mát và chữa được nhiều bệnh khác nhau. Giải nhiệt, trị phong thấp và các bệnh liên quan đến thận.

Bệnh thận và phù thũng thường dùng cây râu mèo để chữa. Các hoạt chất orthosiphonin và muối kali và tác dụng kiềm hóa có thể làm lắng đọng và tán sỏi thận để đưa ra ngoài qua đường nước tiểu.

Bệnh đái tháo đường cũng được chữa trị hiệu quả bởi khả năng hòa tan muối urat, hạ đường huyết của rau mèo.

Đặc biệt hơn là các hoạt chất sinensetin và tetramethyl scutellarein sẽ mang đến tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich.

Tài liệu y khoa của Ấn Độ cũng đánh giá tác dụng của râu mèo rất cao trong việc chữa các bệnh thận và bàng quang. Một số nơi tại Ấn Độ còn dùng cây râu mèo để trị thấp khớp và bệnh gout.

Liều dùng và cách dùng râu mèo

Cây râu mèo chữa bệnh gì? Bộ phận dùng làm thuốc của cây râu mèo 2

Cây râu mèo có thể phơi khô, có thể uống tươi. Mỗi cách dùng sẽ có một liều lượng và hình thức sử dụng khác nhau. Chẳng hạn như lá tươi hãm nước khô, nấu cao lỏng từ cây râu mèo, lá khô sắc nước uống…

Lá râu mèo tươi có thể dùng từ 5 đến 12 lá/ ngày. Đối với cao lá râu mèo lỏng nên dùng từ 5 đến 7g. Nếu là lá khô thì có thể dùng từ 30 đến 40g để sắc nước uống.

Định lượng của cây râu mèo khi sử dụng làm thuốc không chỉ căn cứ vào liều lượng trên mà còn phụ thuộc vào bệnh lý, sức khỏe, biểu hiện của bệnh và các loại thuốc đang dùng khác. Chúng tôi chia sẻ cụ thể từng bài thuốc liên quan đến cây râu mèo cho các bạn:

Râu mèo chữa bệnh thận mạn tính

Râu mèo khô 40g, kết hợp với 30g tỳ giải và 30g rễ ý dĩ. Sau đó mang đi sao vàng hạ thổ và sắc chung với 1 lít nước. Đến khi cô đặc còn 200ml nước thì đem dùng.

Viêm bàng quang, viêm khớp hoặc phong thấp và các bệnh viêm đường ruột cũng có thể dùng bài thuốc này.

Sỏi thận và tiểu buốt, tiểu ra máu

40g râu mèo, 30g thài lài trắng phơi khô, sao vàng và tán bột mịn. Mỗi lần uống 5g, dùng thêm 3g bột hoạt thạch để hòa vào nước. Chia làm ngày 3 lần và uống kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Râu mèo có tác dụng đến việc tán sỏi thận thì cũng ảnh hưởng đến gan và thận. Cây râu mèo khi uống vào cơ thể sẽ thúc đẩy các bộ phận của cơ thể làm việc nhiều hơn. Trước khi chữa bệnh thận từ cây râu mèo nên cân nhắc kỹ liều lượng, cách dùng và liệu bạn có bị dị ứng với cây này không.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:38:17

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Cây râu mèo chữa bệnh gì? Bộ phận dùng làm thuốc của cây râu mèo
776 Lượt view
Bình luận
Đầu trang