Hoa quỳnh không đơn thuần là cây kiểng: công dụng của quỳnh hương
Bạn biết đến hoa quỳnh bởi những đặc điểm độc đáo như nở về đêm, hương thơm ngát, trà hoa quỳnh… Nhưng ít người biết đến hoa quỳnh cũng có tác dụng chữa bệnh, trị ho, an thần… Bài viết hôm nay chúng tôi giúp các bạn tìm hiểu về những dược lý của hoa quỳnh hương trong tác dụng chữa bệnh.
Tổng quan về cây hoa quỳnh
Hoa quỳnh được trồng để làm cây kiểng và thỏa mãn thú vui thưởng hoa quỳnh về đêm, uống trà hoa quỳnh và tận hưởng mùi hương thơm ngát. Loài hoa này thuộc họ xương rồng, thường nở về đêm và có màu trắng, đỏ hoặc tím. Nhị và nhụy hoa quỳnh đặc biệt dài và chỉ nở vài giờ trong đêm. Khi những ánh hoàng hôn đầu tiên xuất hiện thì chúng sẽ héo rũ và không còn hương thơm.
Vùng biển Caribbean, Mexico, Mỹ là những nơi xuất hiện hoa quỳnh đầu tiên. Sau khi chúng phát hiện và được mang đi khắp các nước sau đó du nhập vào Việt Nam và trở thành một trong những loài hoa được trân quý nhất.
Các loại hoa quỳnh tại Việt Nam
Hoa quỳnh trắng là loại phổ biến nhất tại Việt Nam. Hoa sẽ từ từ nở ra cho đến khi đạt kích thước lớn nhất rồi tồn tại vẻ đẹp đó trong vòng khoảng 2h. Sau đó từ từ cụp lại cho đến khi đóng kết cánh hoa rồi bắt đầu tàn đi.
Hoa quỳnh đỏ ít gặp hơn hoa quỳnh hương trắng. Giống hoa này cũng có cây nhỏ hơn và cho bông hoa nhỏ hơn quỳnh trắng.
Nhật quỳnh là loài hoa quỳnh được lai thành công giữa cây thanh long và hoa quỳnh từ nghệ nhân Mười Lời (Đà Lạt). Chính nhờ sự lai tạo độc đáo này nên hoa quỳnh có thể nở được vào ban ngày và cho nhiều màu sắc rất đẹp. Tuy nhiên, giới chơi cây cảnh và đam mê hoa quỳnh lại không thích sản phẩm lai ghép này.
Hoa quỳnh có nhiều công dụng
Hoa quỳnh hương không chỉ dùng để tận hưởng vẻ đẹp, dùng nhụy để thưởng trà mà còn dùng để chế biến với nhiều thành phẩm khác nhau như:
-
Hoa quỳnh khô
-
Trà hoa quỳnh
-
Dịch chiết hoa quỳnh từ cây hoa quỳnh tươi
-
Hoa quỳnh dùng để ngâm rượu.
Theo đông y hoa quỳnh dùng để điều trị các bệnh về đau thắt ngực. Với bệnh lý này sẽ dùng hoa, thân và cành non của chúng.
Nếu dùng để ngâm rượu thì có thể dùng hoa quỳnh tươi hoặc hoa quỳnh hái về đêm sau đó ủ sương một đêm và phơi khô vào ánh nắng của ngày hôm sau.
Bổ phổi, chống ho, tiêu đàm và cầm máu là một trong những dược lý từ cây hoa quỳnh.
Rất nhiều người dùng hoa quỳnh để nấu với thịt lợn trị bệnh lao phổi, nổi hạch cơ thể. Các bệnh như sỏi thận, sỏi bàng quang cũng trị liệu được với các chế phẩm từ hoa quỳnh.
Các bài thuốc dân gian từ hoa quỳnh
-
1. Hoa quỳnh hấp cách thủy, trộn với mật ong có thể chữa ho và viêm học hiệu quả.
-
2. Hoa quỳnh nấu với trứng gà có thể tiêu đờm, trị ngứa cổ, ho dai dẳng nhiều ngày.
-
3. Hoa quỳnh kết hợp với kim ngân hoa sắc thuốc có thể tán được sỏi thận, sỏi bàng quang mà không cần thuốc hoặc can thiệp y khoa.
-
4. Xuất huyết cổ tử cung có thể bồi bổ bằng việc dùng hoa quỳnh nấu với thịt heo nạc.
Hoa quỳnh có tác dụng phụ không?
Hoa quỳnh thường không dùng với số lượng nhiều. Tác dụng phụ từ hoa quỳnh vẫn chưa được ghi nhận nhiều về tác dụng phụ của hoa quỳnh. Hy hữu một số người sử dụng sai cách hoặc sử dụng với liều lượng quá lớn có thể dẫn đến các hậu quả như sau:
-
Dùng dịch chiết từ thân hoa quỳnh làm phồng rộp da và nổi mụn nước.
-
Tiêu chảy vì sử dụng hoa quỳnh quá nhiều trong các món ăn.
Hoa quỳnh hoặc bất cứ loại dược liệu nào cũng không nên tùy tiện sử dụng. Có thể an toàn với người này nhưng lại có tác dụng phụ với người kia. Đặc biệt là hoa quỳnh không thông dụng với nhiều người. Với hoa quỳnh tươi còn chứa mủ nên sẽ gây dị ứng. Chỉ nên dùng hoa quỳnh với định lượng ít hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngày đăng: 08/08/2023 16:53:10