Hạt kê có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của hạt kê

9 tháng trước
919 lượt view

Hạt kê còn được gọi là “ngũ cốc trường thọ” với hàm lượng vitamin B1, B2 gấp 2 lần gạo trắng thông thường. Loại hạt này còn là dược liệu quý trong các bài thuốc dân gian từ xa xưa. Cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng và cách chế biến hạt kê thơm ngon, dễ ăn ngay tại nhà dưới đây.

1. Thành phần dinh dưỡng của hạt kê

Hạt kê có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của hạt kê 0

Hạt kê hay hạt trường thọ

Xét trên góc độ y học bệnh lý hay dinh dưỡng, hạt kê được đánh giá là loại ngũ cốc mang lại nhiều lợi ích tích cực, rất tốt cho sức khỏe nói chung.

Đối với giá trị dinh dưỡng của hạt kê, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, so với các loại ngũ cốc khác, hạt kê tuy không chứa nhiều chất xơ nhưng lại rất giàu khoáng chất và dinh dưỡng, đặc biệt là sắt.

Trong hạt kê chủ yếu là tinh bột và các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể như: Sắt, vitamin B1, vitamin B2, Protein, canxi,...Những dưỡng chất này trong hạt kê nhiều hơn gấp 2 lần so với trong lúa mạch, lúa mì hay gạo.

Qua truyền miệng và tài liệu ghi chép lại, hạt kê còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Cốc nha, bạch lương túc, cốc tử, tiểu mễ,...

Không chỉ có một loại, hạt kê còn bao gồm rất nhiều loại khác nhau như: Kê nâu, kê vàng, kê châu Âu,...trong đó kê vàng được sử dụng phổ biến nhất.

Hiện nay, hạt kê chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam, nhưng lại cực thịnh hành ở Trung Quốc và một số nước châu Âu, thậm chí loại hạt này còn được đưa vào danh sách các loại hạt giúp con người sống khỏe và trường thọ trên thế giới.

2. Hạt kê có tác dụng gì?

Trong Đông y và y học hiện đại, hạt kê được tận dụng như một loại dược liệu nhằm khắc phục nhiều loại bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là 11+ công dụng điển hình nhất của hạt kê đối với sức khỏe con người.

Tốt cho người bị tiểu đường: Hàm lượng Calo thấp, không chứa đường trong hạt kê giúp người tiểu đường có thể ăn loại hạt này hàng ngày mà không sợ khiến bệnh chuyển biến xấu.

Bổ thận, tráng dương: Hạt kê được dùng như một loại thuốc bổ thận, giúp nam giới tăng cường sinh lực, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh lý về nam khoa như xuất tinh sớm, mộng tinh,...Loại hạt này cũng rất cần thiết với người cao tuổi khi chức năng thận bắt đầu suy yếu.

Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể: Trong hạt kê có chứa vitamin B, khoáng vi lượng giúp tăng cường dưỡng chất, khắc phục tình trạng tiêu chảy, mệt mỏi, hỗ trợ

điều trị tích cực tình trạng suy nhược cơ thể.Làm đẹp da: Hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu trong hạt kê giúp làm đẹp da, tăng độ đàn hồi cho da, mang đến làn da mịn màng và khỏe khoắn.

Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa: Trong Đông y, hạt kê giúp bổ can thận, kiện tỳ vị giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.

Cải thiện lưu thông máu: Cháo gà nấu nhừ với hạt kê giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, cải thiện quá trình lưu thông máu.

Bổ não: Hoạt chất Methionine trong hạt kê giúp não bộ duy trì trạng thái tỉnh táo và hưng phấn, từ đó giúp tăng sự tập trung và hiệu suất làm việc.

Giảm cân: Hàm lượng Calo khá thấp trong hạt kê giúp loại hạt này trở thành thực phẩm ưu tiên số 1 trong phác đồ giảm cân của các chị em. Ngoài ra, hàm lượng Tryptophan trong hạt kê giúp ức chế cơn thèm ăn, từ đó làm giảm lượng Calo dung nạp mỗi ngày.

Hạt kê có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của hạt kê 1

Hạt kệ giúp giảm cân an toàn

Chữa bệnh lỵ: Lấy hạt kê nấu thành nước, đun cô lại với một lượng vừa đủ, uống 1 lần/ngày, duy trì tối thiểu 5 ngày để thấy hiệu quả.

Trị bệnh cam tích: Nấu cháo hạt kê cho thêm khoai, ăn vào bữa sáng và bữa tối, duy trì đều đặn trong 10 ngày liên tục.

Chữa nóng trong: Cơ thể nóng trong, bốc hỏa có thể gây khô miệng, tiểu tiện khô, người bệnh có thể nấu cháo hạt kê ăn hàng ngày để làm mát và thanh lọc cơ thể.

Ngừa thiếu máu: Hạt kê có hàm lượng sắt lớn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, nếu áp dụng tại nhà, người bệnh có thể pha nước uống hoặc chế biến dạng ngũ cốc. Nếu thấy khó uống có thể kết hợp thêm với một số loại hạt khác. Bên cạnh đó, hoạt chất Lysine và Methionine trong hạt kê còn giúp tăng sinh Collagen tự nhiên, từ đó làm chậm quá trình lão hóa da.

Giảm Cholesterol xấu: Nhóm axit amin trong hạt kê giúp tiêu mỡ, làm giảm nguy cơ mỡ máu, mỡ trong gan, đồng thời phòng ngừa nguy cơ tích mỡ gây béo phì.

3. Cách chế biến hạt kê thơm ngon, dễ ăn

Không chỉ bổ dưỡng, hạt kê còn rất dễ ứng dụng, có thể dễ dàng chế biến ra nhiều món ăn ngon, tiện lợi ngay tại nhà, trong đó cháo là món ăn phổ biến nhất

3.1 Các món ăn ngon từ hạt kê

Cháo (hạt kê+ khoai lang)

  • Hạt kê: 50g

  • Khoai lang: 60g

  • Gạo trắng

Cách thực hiện: Hạt kê đêm xay bỏ vỏ, cho vào chung với gạo đã vo sạch, nấu nhừ cùng với khoai lang.

Lưu ý: Nên ăn vào bữa sáng, phù hợp với người bị tiểu đường, suy nhược cơ thể.

Cháo hạt kê

  • Bột mì: 100g

  • Hạt kê: 200g

  • Gạo trắng

Cách thực hiện: Hạt kê xay sạch bỏ vỏ, đem nấu chung với bột mì tới khi chín nhừ thì tắt bếp.

Lưu ý: Nên ăn khi đói, duy trì ngày ăn 2 lần, tốt cho người suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, ăn không tiêu, tiêu hóa kém, đặc biệt là người cao tuổi.

Hạt kê có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của hạt kê 2

Cháo hạt kê dành cho trẻ đang tập ăn dặm

Cháo kê (hạt kê + trúc diệp)

  • Hạt kê: 200g

  • Đạm trúc diệp:40 - 60g

  • Gạo trắng

Cách thực hiện: Hạt kê đem xay bỏ vỏ, đạm trúc diệp đem thái nhỏ, sau đó nấu lấy nước, bỏ bã. Nước trúc diệp đem nấu chung với hạt kê. Món cháo này tốt cho người hay bị hồi hộp, tim đập mạnh, giật tay chân, say nắng, cảm nắng,...

Cơm hạt kê: Hạt kê có thể được nấu dưới dạng cơm ăn hàng ngày, là thực đơn dinh dưỡng lý tướng cho người tiểu đường.

Cháo (hạt kê + đại táo)

  • Hạt kê: 200g

  • Đại táo: 10 - 12 quả

  • Đường tinh luyện

  • Gạo trắng

Cách thực hiện: Cho hạt kê và đại táo nấu chung cùng với gạo, đun lửa nhỏ tới khi chín nhừ thì tắt bếp, để cháo nguội hoặc ấm là có thể ăn được luôn. Loại cháo này tốt cho người hay mệt mỏi, uể oải, tiêu hóa kém, tiêu chảy, ăn uống kém, tốt cho người cao tuổi và trẻ em bị rối loạn chức năng tiêu hóa.

Xôi hạt kê

  • Hạt kê bỏ vỏ: 250g

  • Gạo nếp

Cách thực hiện: Cho hạt kê nấu chung với gạo nếp, đồ thành xôi kê. Loại xôi này tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng, người bị lao phổi, phụ nữ sau sinh, người bị bệnh mãn tính.

Chè hạt kê

  • Hạt kê bỏ vỏ: 100 - 150g

  • Đường phèn: 50g

  • Gạo trắng

Cách thực hiện: Hạt kê đem nấu chung với gạo, đun lửa nhỏ tới khi chín nhừ, sau đó thêm đường cho vừa miệng , đánh tan, tắt bếp để ấm cháo là có thể dùng được ngay. Chè hạt kê rất tốt cho người bị mất ngủ, ho, ra mồ hôi trộm, người lao động làm việc vất vả, thân nhiệt hay bị nóng.

Hạt kê có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của hạt kê 3

Có thể chế biến nhiều món cháo hấp dẫn từ hạt kê

Cháo (hạt kê + hà thủ ô)

  • Hạt kê: 50g

  • Hà thủ ô: 30g

  • Trứng gà: 2 quả

  • Gạo trắng

Cách thực hiện: Hạt kê đem nấu chung với hà thủ ô, khi cháo chín nhừ gắp bỏ bã hà thủ ô ra, sau đó đập 2 quả trứng gà đã chuẩn bị sẵn, khuấy đều, tắt bếp là có thể dùng được ngay.

Lưu ý: Nên ăn khi bụng đói, tốt cho người vị thoát vị đĩa đệm, sa dạ dày trực tràng và sa tử cung.

3.2 Lưu ý khi sử dụng hạt kê

Khi sử dụng hạt kê như một loại thực phẩm hay dược liệu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề đáng chú ý sau:

Không dùng hạt kê kèm với hạt hạnh nhân, là 2 thực phẩm “đại kỵ” có thể gây đau bụng, tiêu chảy.

Hạt kê còn rất hữu ích đối với mẹ bầu, dùng trong 3 trường hợp chính:

  • Giúp an thai

  • Bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu hậu thai sản

  • Mẹ bầu ra nhiều khí hư.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến hạt kê, một loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Mong rằng với những gợi ý trong việc chế biến kết hợp phân loại cụ thể nhóm đối tượng sử dụng, người bệnh có thể xây dựng được chế độ ăn khoa học, phù hợp với thể trạng sức khỏe ngay tại nhà, từ đó khắc phục nhiều bệnh lý trong người.

Ngày đăng: 09/08/2023 09:06:35

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Hạt kê có tác dụng gì? Thành phần dinh dưỡng của hạt kê
919 Lượt view
Bình luận
Đầu trang