Nâng cao chất lượng giấc ngủ từ hạt sen - Các lưu ý quan trọng
Hạt sen từ lâu đã là vị thuốc quý, xuất hiện trong hầu hết các bài thuốc Đông y được lưu truyền từ xa xưa. Dẫu vậy, không phải ai cũng tận dụng đúng giá trị sức khỏe từ loại hạt này đem lại. Cùng tìm hiểu tác dụng của hạt sen mới nhất.
1. Tổng quan về cây sen
Sen là loài cây mang vẻ đẹp chiều sâu
1.1 Giá trị sức khỏe từ hạt sen
Sen là loài cây ưa nước, có mùi thơm dịu nhẹ, được xếp vào nhóm cây mà tất cả các bộ phận đều có thể tận dụng để chế biến thành món ăn hoặc dùng làm thuốc, điểm sáng chính là hạt sen.
Hạt sen được bổ xẻ thành 2 phần chính, bao gồm: Hạt sen và tâm sen (búp trong hạt sen).
Trong 100g hạt sen tươi có chứa các dưỡng chất quan trọng như:
-
Vitamin B1: 0.17mg%
-
Vitamin B2: 0.09mg%
-
Vitamin PP: 1.7mg%
-
Vitamin C: 17mg%
-
Protid: 9.5g
-
Glucid: 30g
-
Xenluloza: 0.8g
-
Calo: 162g
Trong 100g hạt sen khô có chứa các dưỡng chất sau:
-
Lipid: 2.4g
-
Protid: 20g
-
Glucid: 58g
-
Xenluloza: 17.5g
-
Calo: 324g
-
Canxi: 89mg%
-
Photpho: 285mg%
-
Sắt: 6.4mg%
Rất nhiều món ăn bổ dưỡng từ hạt sen được yêu thích như: Mứt sen, chè sen, móng giò hầm sen, chè sen hạt long nhãn,...
1.2 Lợi ích sức khỏe nổi bật từ hạt sen
Trong Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình giúp bổ tỳ kiện tỳ, chữa đầy hơi, tiêu hóa kém, mất cảm giác ăn ngon. Loại hạt này còn được gọi là Liên tử hoặc Liên nhục.
Thời gian gần đây, các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra hàm lượng kiềm, hương thơm từ hạt sen, cụ thể là tâm sen giúp an thần, tuyến tụy tiết ra insulin giúp cơ thể thư giãn, đi sâu vào giấc ngủ. Nếu bị bỏ đi tâm sen thì khả năng điều trị mất ngủ gần như không còn.
Có rất nhiều người có thói quen ăn hạt sen hàng ngày hoặc ăn trong thời gian dài, điều này không đáng lo ngại.
Sen được sấy khô dùng thay nước uống hàng ngày
Lưu ý:
-
Nên kết hợp cả tâm sen và hạt sen trong điều trị mất ngủ, người bị suy nhược thần kinh, thể trạng yếu. Hạt sen khuyến khích dùng loại sấy khô, tâm sen dùng loại còn tươi.
-
Với người bị mất ngủ, đau đầu đơn thuần chỉ cần dùng tâm sen.
-
Về bản chất, hạt sen không có tính độc, tuy nhiên người có bụng dạ yếu, thường hay bị khó tiêu, đầy hơi, táo bón thì nên hạn chế ăn loại hạt này.
-
Hạt sen có thể đem chế biến thành nước uống hàng ngày hoặc kết hợp thêm nhiều vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể.
Bên cạnh tâm sen, dân gian còn lưu truyền rất nhiều mẹo hay chữa chứng mất ngủ, căng thẳng, stress cực đơn giản, có thể kể đến như: Canh bí đỏ khoai lang, lá vông nem, nhãn lồng cùng nước sắn dây,...
2. Uống trà sen trị mất ngủ có hiệu quả?
Hiện nay, nhiều người bệnh truyền tai nhau về công dụng của trà sen trong điều trị mất ngủ. Đây là thông tin hoàn toàn có căn cứ, người bệnh có thể áp dụng thử.
2.1 Cách pha tim sen trị mất ngủ
Tâm sen tự sao khô tại nhà hoặc có thể mua loại đã thành phẩm
Trà tim sen hay tâm sen chữa mất ngủ được thực hiện như sau:
-
Bước 1: Tâm sen mua tươi, sau đó rửa sạch, để ráo, đem sao khô để loại bỏ độc tố.
-
Bước 2: Lấy một lượng nhỏ tâm sen khô, bỏ vào bình hãm thành trà, uống thay nước.
Lưu ý:
-
Tâm sen sao khô phải được bảo quản trong túi nilon/hộp thủy tinh kín, ở nơi khô ráo, hạn chế ánh nắng mặt trời.
-
Ủ trà từ 10 - 15 phút để trà ấm, sau đó mới uống.
2.2 Những lưu ý đáng chú ý
Một số những lưu ý quan trọng khi dùng tâm sen trong ăn uống hoặc điều trị bệnh:
-
Tim sen có tính hàn, tốt cho người nóng trong (thực nhiệt). Do đó, người bị hư nhiệt không nên sử dụng, có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như: Giảm trí nhớ, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim,...
-
Tâm sen có thể gây rối loạn kinh nguyệt (nữ giới) và suy giảm ham muốn (nam giới).
-
Trước khi sao khô tâm sen, cần khử độc, sau đó mới chế biến.
-
Điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt chưa khoa học như: Ăn quá no, thường xuyên uống các loại có chất kích thích,...
-
Nếu mất ngủ kéo dài, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất.
3. Các loại trà trị mất ngủ hiệu quả
Bên cạnh trà tâm sen, một số loại trà trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng được áp dụng rộng rãi hiện nay như:
Trà hoa vàng: Hãm trà từ 10 - 15 phút với khoảng 250ml nước sôi, một chút muối trắng để giữ cánh hoa được đẹp. Trà có vị ngọt thanh, dễ uống, giúp cơ thể thư giãn, xua tan mệt mỏi, lo âu.
Trà cam thảo: Pha một tách trà cam thảo, để ấm trước khi đi ngủ giúp giấc ngủ sâu hơn, não bộ chìm vào trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi.
Trà từ quả la hán: Lấy từ 1 - 2 quả la hán thái mỏng pha với trà, có thể thêm mật ong nguyên chất để tăng hương vị, nên uống khi còn ấm.
Trà hoa nhài: Mỗi lần pha từ 15 - 20g hoa nhài sấy khô, hãm với 250 - 350ml nước sôi trong 15 phút, có thể thêm đường cho dễ uống, nên uống khi nước còn ấm.
Trà nghệ: Dùng tinh bột nghệ (khoảng 2 thìa) vào cốc, pha cùng với 250 - 350ml nước sôi, khuấy đều. Có thể uống kèm với sữa tươi hoặc mật ong, uống sau bữa tối từ 1 - 2 tiếng để cải thiện chất lượng giấc ngủ về đêm.
Thực chất, mất ngủ có thể do rất nhiều yếu tố, bao gồm cả bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, bên cạnh việc duy trì dùng tâm sen để cơ thể thư giãn, người bệnh nên kết hợp lối sống tích cực và lành mạnh để cải thiện tình trạng tốt nhất.
Ngày đăng: 08/08/2023 16:40:16