Hạt lạc (đậu phộng) tác dụng và bài thuốc hữu ích

8 tháng trước
930 lượt view

Hạt Lạc hay còn gọi là động phộng chỉ là món ăn vặt, món nhậu lý tưởng mà loại củ này còn là vị thuốc quý trong Đông y. Rất nhiều bài thuốc hay từ hạt lạc đã chữa khỏi nhiều loại bệnh đeo bám dai dẳng con người trong nhiều năm. Đừng bỏ lỡ.

1. Lợi ích từ củ lạc dưới góc nhìn Đông y

Hạt lạc (đậu phộng) tác dụng  và bài thuốc hữu ích 0

Củ lạc và nhân lạc nguyên chất

Trong Đông y, hạt lạc có tính bình, vị ngọt béo, ăn có mùi thơm, bùi ngậy. Ăn loại hạt này giúp hòa vị, nhuận phế, chỉ huyết, trừ đàm, dùng để đặc trị một số loại bệnh lý như thiếu máu, ít sữa, ho khan, ho có đờm, viêm thận mãn tính, cước khí, bệnh dạ dày mãn tính,...

không chỉ vậy, vỏ lụa bên ngoài của củ lạc còn giúp chữa xuất huyết từ nhiều nguyên nhân như: Xuất huyết nguyên phát, xuất huyết thứ phát, xuất huyết do thiếu tiểu cầu, thường gặp ở bệnh nhân bị sốt xuất huyết.

Đặc biệt, lớp vỏ lụa của hạt lạc còn giúp cầm máu tốt hơn nhân lạc tới 50 lần, chỉ cần đem lớp vỏ lụa nấu với nước sẽ giúp giãn mạch máu, hạ huyết áp, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn.

Mỗi vùng sẽ có cách gọi khác nhau, ở khu vực miền Nam thì hạt lạc còn được gọi là đậu phộng hoặc đậu phụng, nhưng ở Trung Quốc thì lại được gọi là quả trường sinh hay quả sống đời.

2. Các bài thuốc quý từ hạt lạc, động phộng mới nhất

Hạt lạc khi kết hợp cùng với một số dược liệu khác đã phát huy được tối đa dược tính thiên phú, giúp cải thiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Bài thuốc 1: Chữa chảy máu ngoài da

Nguyên liệu: Vỏ lụa hạt lạc

Cách thực hiện: Đem vò nát hoặc tán thành bột, sau đó đắp lên vùng da bị chảy máu.

Bài thuốc này phù hợp cho trường hợp sơ cứu chảy máu cấp độ nhẹ, nếu nặng hơn cần tới bệnh viện để kịp thời xử lý.

Bài thuốc 2: Chữa đau dạ dày - tá tràng

Nguyên liệu: Nhân lạc (30g), mật ong (200ml)

Cách thực hiện: Đem nhân đi ngâm khoảng 30 phút, sau đó giã nát, trộn cùng với mật ong, cho thêm ít nước, uống đều đặn trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 3: Trị hen suyễn

Nguyên liệu: Nhân lạc còn lụa, lá dâu, đường phèn mỗi loại 15g.

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu đã chuẩn bị đi sắc kỹ, cô lại vừa đủ và ăn.

Lưu ý: Ăn từ 2 - 3 lần.ngày, nếu không thích ăn lá dâu có thể bỏ.

Bài thuốc 4: Chữa ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày, khản tiếng.

Nguyên liệu: Nhân lạc, mật ong mỗi loại 30g

Cách thực hiện: Đem hỗn hợp đi sắc kỹ, để dễ ăn hơn có thể cho thêm 30g táo tàu.

Bài thuốc 5: Trị đau họng mãn tính

Nguyên liệu: Nhân lạc còn lớp lụa (100g)

Cách thực hiện: Cho nhân lạc cùng với nước đem nấu chín thành canh, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi ăn.

Hạt lạc (đậu phộng) tác dụng  và bài thuốc hữu ích 1

Lớp vỏ lụa của hạt lạc chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng

Bài thuốc 6: Chữa phù thũng 2 chân

Nguyên liệu: Táo tàu (15g), tỏi thái lát (30g), nhân lạc còn lụa (100g), dầu ăn (15g).

Cách thực hiện: Dầu nóng cho tỏi vào phi thơm, tiếp tục cho táo và lạc vào đảo qua, sau đó cho nước vào nấu đến khi nhừ nát.

Lưu ý: Ăn 2 lần/ngày

Bài thuốc 7: Chữa viêm hốc mũi

Nguyên liệu; Nhân lạc còn lụa (từ 7 -8 hạt/lần)

Cách thực hiện: Cho nhân lạc vào 1 dụng cụ kim loại an toàn, để nhân lạc lên bếp tới khi bắt lửa, cháy bốc khói thì xông mũi tới khi hết khói.

Lưu ý: Ngày 1 lần, kiên trì tối thử từ 15 - 30 ngày, nếu không rõ có thể hỏi thêm thầy thuốc.

Bài thuốc 8: Chữa tăng huyết áp

Nguyên liệu: Nhân lạc, giấm

Cách thực hiện: Nhân lạc đem ngâm với giấm từ 5 - 7 ngày, sau đó vớt ra để ráo, nhai hàng ngày hoặc chế biến thành nộm trộn với cần tây ăn.

Lưu ý: Mỗi lần nhai từ 5 - 10 hạt, kiên trì từ 1 - 2 tuần để thấy được hiệu quả.

Bài thuốc 9: Chữa chảy máu cam

Nguyên liệu: Nhân lạc (250g)

Cách thực hiện: Đem nhân lạc đi sắc kỹ uống dần hoặc có thể lấy bỏ lụa của hạt lạc nhét vào mũi để cầm máu.

Bài thuốc 10: Giup bổ huyết, thông sữa, khắc phục tình trạng ít sữa ở mẹ bầu

Nguyên liệu: Nhân lạc còn vỏ lụa (50g), mực (100g)

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu chuẩn bị đi nấu chín, nêm nêm gia vị vừa miệng là có thể ăn.

Bài thuốc 11: Bổ khí huyết, tăng tiết sữa

Nguyên liệu: 1 chân giò, nấm hương (20g), nhân lạc còn vỏ lụa (50g).

Cách tiến hành: Chân giò lọc lấy phần thịt, đem thịt hầm nhừ cùng nấm và nhân lạc.

Lưu ý: Ăn 1 lần/ngày, cách ngày ăn 1 lần.

Hạt lạc (đậu phộng) tác dụng  và bài thuốc hữu ích 2

Sữa đậu phộng thơm ngậy, bổ dưỡng

Bài thuốc 12: Chữa máu chậm đông, tiểu cầu giảm

Nguyên liệu: Nhân lạc còn vỏ lụa (60g)

Cách thực hiện: Nhân lạc đem rang, nhai ăn trong ngày

Lưu ý: Chia đều làm 4 lần ăn trong ngày.

3. Bệnh gì không nên ăn lạc, động phộng?

Một số nhóm người sau nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn lạc, dưỡng chất hoàn toàn có thể trở thành “độc tố” gây hại cho sức khỏe.

  • Người bị bệnh gút

  • Người bị tiểu đường

  • Người đang trong chế độ giảm cân

  • Người bị cao huyết áp

  • Người bị nóng trong

  • Phụ nữ đang mang thai nên thận trọng khi ăn

Hạt lạc khi luộc có vị ngọt, khi rang có vị thơm, ăn có vị ngậy, do đó rất dễ bị nghiện nếu như ăn thường xuyên. Tuy rất bổ dưỡng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại hạt này bởi chúng có thể gây ra những phản ứng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, điển hình như nóng trong, dẫn đến phát mụn trên mặt và cơ thể.

Ngày đăng: 08/09/2023 20:15:11

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Hạt lạc (đậu phộng) tác dụng và bài thuốc hữu ích
930 Lượt view
Bình luận
Đầu trang