Uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Chuyên gia giải đáp
Sữa đậu nành được làm từ hạt đậu nành nguyên chất, trải qua quá trình ngâm mềm, xay nhỏ và đun sôi với nước tạo thành. Loại sữa này chứa nhiều vitamin, chất xơ, đạm, các axit béo,...mang lại lợi ích sức khỏe toàn diện. Điều gì xảy ra khi uống sữa đậu nành mỗi ngày? Cần lưu ý gì? Cùng tìm hiểu.
1. Uống sữa đậu nành hàng ngày có tốt không?
Sữa đậu nành thơm béo, sánh mịn và dễ uống
Sữa đậu nành là thức uống rất được ưa chuộng ngày hè. Với hàm lượng vitamin phong phú như vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F,...các men có lợi cho tiêu hóa đem lại nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe.
Đặc biệt, sữa đậu nành còn được xem là “chân ái” của phái đẹp, là thực phẩm an toàn giúp làm đẹp hiệu quả.
1.1 Đối với sức khỏe
Tốt cho mạch máu
Hàm lượng Omega3, Omega6, chất chống oxy hóa tự nhiên trong sữa đậu nành giúp bảo vệ mạch máu, tránh sự tấn công của các gốc tự do gây nên.
Sữa đậu nành giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Chất xơ dồi dào trong sữa đậu nành giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, gây cản trở hoặc làm chậm quá trình đường hấp thu vào trong máu.
Bên cạnh đó, loại sữa này còn được khuyến khích nên đưa vào bữa ăn của người tiểu đường nhằm ổn định lượng đường trong máu, từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tích cực bệnh tiểu đường.
Giảm lượng cholesterol trong máu
Không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ sữa đậu nành như một loại thực phẩm giúp làm giảm lượng Cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, hàm lượng Isoflavones trong loại sữa này còn giúp hạn chế quá trình hình thành mảng bám trên thành động mạch, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Trong sữa đậu nành không có chứa Cholesterol kết hợp ức chế Cholesterol xấu trong máu từ đó phòng ngừa mắc các bệnh về tim mạch. Chuyên gia sức khỏe khuyến khích người bệnh nên uống sữa đậu nành hàng ngày.
Sữa đậu nành ngăn ngừa bệnh loãng xương
Tỷ lệ loãng xương ở người cao tuổi cao và phổ biến
Trong sữa đậu nành có hàm lượng Canxi khá cao, giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già và kích thích tăng trưởng chiều cao vượt trội ở trẻ.
Ngoài ra, chất Phytoestrogen trong loại sữa này còn giúp đẩy nhanh quá trình hấp thu canxi vào cơ thể.
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt (nam giới) và ung thư vú (nữ giới)
Sữa đậu nành rất giàu Phytoestrogen - Hoocmon thực vật có khả năng ức chế quá trình sản xuất testosterone ở nam giới, từ đó làm giảm tỷ lệ bị ung thư tuyến tiền liệt.
Không chỉ vậy, loại sữa này còn giúp bổ sung Estrogen cần thiết giúp vòng 1 nảy nở, săn chắc, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
1.2 Đối với làm đẹp
Sữa đậu nành giúp chống lão hóa da
Các acid béo (bao gồm Omega3, omega6), chất chống oxy hóa tự nhiên trong sữa đậu nành giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình lão hóa da.
Ngoài ra, dưỡng chất trong loại sữa này giúp bổ trợ quá trình lưu thông máu, tăng cường khả năng cân bằng của cơ thể trước sự biến thiên của huyết áp.
Dưỡng da, dưỡng tóc
Bên cạnh khả năng chống lão hóa da, sữa đậu nành còn giúp làm trắng da, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe từ gốc.
Có 2 cách phổ biến để áp dụng:
-
Cách 1: Uống sữa hàng ngày
-
Cách 2: Lấy sữa đậu nành để rửa mặt
Lưu ý: Nên rửa mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở, giúp hấp thu dưỡng chất tối đa hiệu quả từ sữa đậu nành.
Hỗ trợ giảm cân
Sữa đậu nành không chứa acid béo không bão hòa, lượng đường thấp ở mức an toàn giúp ức chế, cản trở quá trình hấp thu chất béo của đường ruột, từ đó làm giảm nguy cơ tăng cân, béo phì.
Ngoài ra, chất xơ dồi dào cũng là yếu tố giúp sữa đậu nành là thực phẩm ưu tiên số 1 trong phác đồ giảm cân khoa học của phái đẹp.
2. Liệu uống sữa đậu nành thường xuyên có tốt?
Là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên rất nhiều người lăn tăn không biết uống sữa đậu nành thường xuyên có tốt không? Bao nhiêu là đủ?
Theo bác sĩ Hồ Thu Mai - Khoa Dinh Dưỡng, lượng sữa đậu nành nên uống duy trì hàng ngày sẽ không có con số cụ thể, mà hàm lượng sẽ phụ thuộc vào cơ địa, nhu cầu, thể trạng sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, chỉ nên uống khoảng 250ml/lần, ngày uống 2 lần.
Xác định thời điểm “vàng” để uống sữa đậu nành rất quan trọng
Vậy thời gian uống khi nào là tốt nhất?
Có 2 thời điểm uống sữa đậu nành sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất:
-
Buổi sáng (uống sau khi thức dậy): Đây là thời điểm cơ thể cần dung nạp dưỡng chất sau một đêm dài nghỉ ngơi, uống sữa đậu nành cũng giúp lợi tiểu, đại tiện vào sáng sớm.
-
Buổi tối (trước khi đi ngủ): Trước giờ đi ngủ từ 1 - 2 tiếng là thời điểm hoàn hảo để uống sữa đậu nành. Hoạt chất Isoflavones sẽ hoàn động như một “tên quản ngục”, ức chế xu hướng tích tụ mỡ thừa, ngăn ngừa tình trạng tăng cân đột ngột hoặc mất kiểm soát.
3. Vậy ai thì không nên uống sữa đậu nành?
Một số trường hợp điển hình dưới đây nên hạn chế hoặc không uống sữa đậu nành:
Người có đường ruột, hệ tiêu hóa yếu
Là loại sữa tính hàn, lạnh nên rất nhạy cảm với người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên gặp các vấn đề như: Khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng,...
Bên cạnh đó, người bị viêm dạ dày cấp và mãn tính thì không nên tiêu thụ hoặc dung nạp các chế phẩm được làm từ đậu nành, tránh kích thích dẫn đến tăng tiết axit trong dạ dày.
Người bị gút
Đậu nành rất giàu Purin. Trải qua quá trình chế biến, nghiền thành bột mịn, Purin càng độc với người bị bệnh gút, có thể gây ra những biểu hiện lạ đột ngột trên cơ thể.
Người bị sỏi thận
Oxalat trong sữa đậu nành cùng với canxi trong thận khi kết dính với nhau có thể tạo sỏi trong thận.
Người đang duy trì uống khánh sinh
Nhóm thuốc kháng sinh có chứa Erythromycin không hợp với sữa đậu nành, ngược lại có thể sinh ra các phản ứng hóa học, làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Người thiếu kẽm
Một số chất ức chế có trong sữa đậu nành như: Saponin hormone, Lectin không tốt cho sức khỏe. Trong những ngày hè oi bức, cơ thể mất nước, uống sữa đậu nành nên lưu ý kết hợp bổ sung đồng thời cả kẽm vào cơ thể.
Người bệnh đang trong hồi phục hậu phẫu
Người sau phẫu thuật thường yếu, sức đề kháng không cao, do đó không nên uống sữa đậu nành, loại thức uống có tính hàn lạnh dễ gây đau bụng tiêu chảy, đi ngoài và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
4. Những “kiêng kỵ” khi uống sữa đậu nành cần nhớ
Một số những “kiêng kỳ” cấp thiết, đóng vai trò vô cùng quan trọng khi uống sữa đậu nành, bạn hãy lưu ý tránh quên nhé.
Uống sữa đậu nành tùy hứng có thể phản tác dụng
Đun sôi kỹ trước khi uống
Một số chất ức chế như Trypsin, Saponin,...trong sữa đậu nành nếu không được đun sôi kỹ để triệt tiêu có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, tổn hại tới sức khỏe.
Không dùng đường đỏ pha uống với sữa đậu nành
Một số axit hữu cơ như Axit lactic, axit Acetic,...trong đường đỏ khi kết hợp với canxi, Protit làm mất đi nhiều thành phần dưỡng chất, suy giảm chức năng tiêu hóa cơ thể.
Không uống sữa đậu nành thay thế tinh bột
Không nên uống sữa đậu nành "cầm hơi", nên ăn kết hợp với điểm tâm hoặc rau của quả để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Tinh bột kích thích tiết dịch vị, hỗ trợ hấp thu các dưỡng chất từ sữa đậu nành.
Không uống sữa đậu nành cùng với trứng
Trysin trong sữa đậu nành khi kết hợp với Protein trong trứng có thể sinh ra phản ứng, làm giảm đi giá trị thực của sữa đậu nành.
Không bảo quản hoặc chứa sữa đậu nành trong phích
Thực chất, nhiệt độ mặc định bên trong phích không tương thích với nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành, dẫn đến sự hình thành và phát tán mạnh mẽ của hại khuẩn, sữa sẽ có dấu hiệu bị hư hỏng sau 3 - 4 giờ.
Sữa đậu nành là “cạ cứng” giúp cơ thể giải khát mùa hè. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, bạn hãy lưu ý liều lượng dùng hàng ngày một cách thật hợp lý nhé.
Ngày đăng: 08/08/2023 16:16:37