Gạo nếp cẩm là gì? Thành phần, lợi ích và cách chế biến

9 tháng trước
802 lượt view

Trong vài năm trở lại đây, Gạo nếp cẩm đang rất được ưa chuộng trong gian bếp người Việt. Khả năng biến tấu, kết hợp đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau khiến loại gạo này càng phổ biến hơn. Cùng điểm qua những món ăn từ nếp cẩm dễ làm tại nhà và lợi ích sức khỏe mang lại.

Gạo nếp cẩm là gì?

Gạo nếp cẩm là loại gạo đặc biệt có nguồn gốc từ Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của gạo nếp cẩm là hạt gạo có màu tím hoặc tím nhạt, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và thu hút người tiêu dùng.

Nếp cẩm được trồng và chăm sóc theo quy trình đặc biệt, từ việc chọn giống, chăm sóc cây trồng cho đến thu hoạch. Quá trình chế biến gạo nếp cẩm cũng được thực hiện với công nghệ hiện đại, giúp giữ nguyên các giá trị dinh dưỡng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Gạo nếp cẩm là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hạt gạo nếp cẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, làm tăng lượng chất chống oxi hóa trong cơ thể. Ngoài ra, gạo nếp cẩm cũng chứa nhiều chất chống vi khuẩn và tốt cho hệ tiêu hóa. Sử dụng gạo nếp cẩm trong chế độ ăn hàng ngày có thể cung cấp năng lượng và giúp duy trì sức khỏe tốt.

Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp cẩm

Gạo nếp cẩm là gì? Thành phần, lợi ích và cách chế biến 0

Gạo nếp cẩm có màu tối

Trong 60gr gạo nếp cẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng sau:

  • Calo: 160

  • Chất béo: 5gr tương đương 2% RDV

  • Carbs: 34gr tương đương 11% RDV

  • Chất xơ: 2gr tương đương 8% RDV

  • Đường: 1gr

  • Protein: 5gr

  • Axit amin: 8 nhóm

  • Carotene

  • Các nguyên tố vi lượng

  • Không Cholesterol

  • Không chất béo bão hòa

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, Gạo lứt bổ dưỡng hơn gạo trắng, song gạo nếp cẩm còn lý tưởng hơn gạo lứt với lượng protein vượt trội, hàm lượng Calo thấy, ít Carbs.

Hiện nay, gạo nếp cẩm còn được gọi là nếp than, trong Đông y gọi là bổ huyết mễ, là loại gạo tốt cho sức khỏe, đặc biệt với nhóm người gầy, phụ nữ mới sinh, trẻ đang độ tuổi dậy thì, người có thể trạng yếu, mới ốm dậy,...

Lợi ích sức khỏe từ gạo nếp cẩm

Là loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, vượt trội hơn cả gạo trắng và gạo lứt. Vậy lợi ích sức khỏe từ gạo nếp cẩm là gì?

Gạo nếp cẩm tốt cho phụ nữ sau sinh

Hàm lượng các khoáng chất thiết yếu như Canxi, Photpho, Sắt, Kẽm, Protein, vitamin C,...rất tốt cho phụ nữ vừa sinh em bé, hỗ trợ lưu thông khí huyết, tăng sữa và hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể.

Làm đẹp da

Lớp lụa đen bên ngoài của nếp cẩm rất giàu vitamin E, không chỉ vậy, khi lên men loại gạo này còn chứa nhóm vitamin B dồi dào giúp cấp ẩm, Dưỡng ẩm cho da, duy trì làn da ẩm mịn, căng bóng.

Phòng ngừa béo phì

Các dưỡng chất thiết yếu trong nếp cẩm giúp cung cấp và tạo năng lượng sống cho cơ thể. Ngoài ra, một lượng chất xơ nhất định từ loại gạo này giúp kéo dài cảm giác no, từ đó làm giảm cơn thèm ăn bủa vây từng giây.

Ngoài ra, gạo nếp cẩm có khả năng kháng insulin, phòng ngừa nguy cơ béo phì.

Nếp cẩm cải thiện chức năng tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ không nhỏ từ gạo nếp cẩm giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn, từ đó làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất vào cơ thể, đặc biệt tốt cho người mắc các bệnh về đường ruột, đường ruột yếu.

Gạo nếp cẩm là gì? Thành phần, lợi ích và cách chế biến 1

Gạo nếp cẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn

Phòng ngừa tiểu đường

Không chỉ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa tốt hơn, chất xơ trong nếp cẩm còn giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường, glucose từ nếp cẩm được hấp thu và biến đổi trong một khoảng thời gian dài.

Hỗ trợ thải độc cơ thể

Hàm lượng dưỡng chất quan trọng trong gạo nếp cẩm giúp bảo vệ, làm sạch, đào thải độc tố tích tụ lâu ngày trong gan.

Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa mạnh trong nếp cẩm giúp kháng viêm, giảm quá trình viêm nhiễm trong quá trình hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ăn gạo nếp cẩm giúp bảo vệ động mạch, ngăn chặn các cơn đau tim đột ngột, đột quỵ, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Đặc biệt, Phytochemical là hoạt chất được tìm thấy trong gạo nếp cẩm được chứng minh giúp cân bằng lượng Cholesterol trong cơ thể, giúp trái tim được bảo vệ và khỏe mạnh hơn, đặc biệt với đối tượng người cao tuổi.

Cách chế biến gạo nếp cẩm ngon tại nhà

Là loại gạo bổ dưỡng, có thể biến tấu với nhiều món ăn, hợp khẩu vị với cả người lớn và trẻ em. Dưới đây là một số món ăn từ gạo nếp cẩm được nhiều chị em tìm hiểu áp dụng tại nhà.

Cách làm sữa chua nếp cẩm

Nguyên liệu:

Sữa chua (6 hộp), lá dứa (3 lá), nước trắng (1 lít), muối trắng (khoảng 1 thìa cà phê nhỏ), nước cốt dừa (100ml), đường kính trắng (100gr), gạo nếp cẩm (200gr).

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nếp cẩm sau khi mua về vo sạch, sau đó ngâm với nước sạch từ 2 - 3 tiếng, nhớ bỏ 1 thìa muối trắng đã chuẩn bị vào chung.

  • Bước 2: Nếp cẩm sau khi ngâm xong đem cho vào nồi, đổ nước và nấu chín với lửa nhỏ. Sau khi nấu được khoảng 4 - 5 phút thì cho lá nếp vào, dùng thìa đảo nhẹ, chú ý đảo đều tay.

  • Lưu ý: Khi sôi, lớp bọt và trấu của gạo nếp có thể nổi lên, nên dùng muỗng hoặc thìa nhỏ để vớt sạch ra.

  • Bước 3: Tiếp tục đun với lửa nhỏ cho tới khi nếp cẩm sánh lại, sau đó cho thêm đường trắng và đảo đều trong 3 - 5 phút rồi tắt bếp. Nếp cẩm nguội bớt là có thể ăn được ngay.

  • Lưu ý: Có thể ăn cùng đá lạnh hoặc để tủ mát, có thể rắc thêm dừa khô, dừa tươi dạng sợi hoặc vừng để tăng thêm hương vị.

Cách nấu xôi nếp cẩm cực ngon

Gạo nếp cẩm là gì? Thành phần, lợi ích và cách chế biến 2

Món xôi nếp cẩm với màu sắc cực bắt mắt

Nguyên liệu:

Gạo nếp cẩm (200gr), gạo nếp cái hoa vàng (100gr), đỗ xanh (150gr loại đã bỏ vỏ), dừa nạo (150gr), bột năng, muối, đường, các gia vị nêm nếm cần thiết.

Dụng cụ hỗ trợ: Chảo và nồi cơm điện

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế

  • Đem gạo nếp cẩm và gạo nếp cái hoa vàng trộn lẫn, ngâm trong nước từ 3 - 4 tiếng, nên ngâm qua đêm để không mất công chờ, sau đó vo sạch, để ráo nước.

  • Đậu xanh rửa sạch, đem ngâm từ 1 - 2 tiếng

  • Dừa nạo đem ngâm nước nóng từ 10 - 15 phút.

Bước 2: Tiến hành nấu xôi bằng nồi cơm điện

  • Đem hỗn hợp gạo nếp cẩm và gạo nếp cẩm hoa vàng đã để ráo vào nồi cơm điện, cho ít nước xăm xắp, chọc đũa thành các lỗ để gạo chín đều, đậy nắp và ấn nút nấu.

  • Khi nồi cơm điện bắt đầu chuyển sang chế độ giữ ấm, đổ thêm một ít nước sôi vào nồi, đảo đều để xôi mềm và dẻo, ấn nút thêm 1 lần là có thể rút nồi.

Bước 3: Sơ chế đậu xanh

  • Đậu xanh đã bỏ vỏ, ngâm mềm đem hấp cách thủy cho chín, sau đó múc ra bát tô lớn, cho thêm đường và muối, sau đó dùng môi tán nhuyễn.

Bước 4: Làm nước cốt dừa

  • Bóp mạnh dừa nạo trong nước nóng để lấy nước cốt, sau đó cho thêm đường, muối và bột năng vào phần nước cốt, đun khoảng 3 - 5 phút bằng lửa nhỏ cho tới khi nước cốt sánh mịn.

Trên đây là những lợi ích sức khỏe và một số món ăn ngon từ nếp cẩm được nhiều chị em tìm kiếm. Là món ăn ngon và bổ dưỡng, đừng ngại thử chinh phục loại gạo này trong gian bếp của mình bạn nhé.

Ngày đăng: 12/08/2023 00:19:55

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Gạo nếp cẩm là gì? Thành phần, lợi ích và cách chế biến
802 Lượt view
Bình luận
Đầu trang