Polysomnography là gì và những điều bạn chưa biết về đa ký giấc ngủ

9 tháng trước
1.167 lượt view

Rối loạn giấc ngủ không chỉ cản trở bạn trong khi ngủ mà còn tác động xấu đến sức khỏe. Những triệu chứng rối loạn về giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Hiện nay có một kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán rối loạn giấc ngủ có tên là Polysomnography. Vậy Polysomnography là gì, hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé.

Polysomnography là gì?

Polysomnography nghĩa là đa ký giấc ngủ. Khái niệm này còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Đa ký giấc ngủ là kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn của giấc ngủ. Hiểu một cách đơn giản đây là phương pháp đo các hoạt động của cơ thể trong khi ngủ.

Polysomnography là gì và những điều bạn chưa biết về đa ký giấc ngủ 0

Polysomnography nghĩa là đa ký giấc ngủ

Kỹ thuật này thường được tiến hành vào ban đêm, đúng vào khoảng thời gian ngủ hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể thực hiện nghiên cứu này vào buổi sáng để phù hợp với tính chất công việc của những người thường xuyên làm đêm.

Thực hiện đa ký giấc ngủ để làm gì?

Mục đích thực hiện kỹ thuật đa ký giấc ngủ là theo dõi các giai đoạn và chu kỳ giấc ngủ nhằm xác định những rối loạn trong giấc ngủ. Đồng thời tìm ra các nguyên nhân gây ra tình trạng này để giúp bệnh nhân điều trị theo phác đồ chuẩn xác nhất.

Polysomnography là gì và những điều bạn chưa biết về đa ký giấc ngủ 1

Đa ký giấc ngủ nhằm mục đích theo dõi các giai đoạn và chu kỳ giấc ngủ

Thông thường chu kỳ ngủ bắt đầu bằng giấc ngủ mắt chuyển động chậm (NREM). Ở giai đoạn này sóng não của bạn thường chậm lại. Giấc ngủ NREM kéo dài từ 1-2 giờ, sau đó hoạt động trở lại bình thường và chuyển qua giai đoạn mắt chuyển động nhanh hay còn gọi là giai đoạn REM ngủ mơ.

Chu kỳ ngủ có thể xuất hiện nhiều lần trong đêm. Thời gian chuyển tiếp giữa hai giấc ngủ NREM và REM khoảng 90 phút. Các rối loạn giấc ngủ có thể tác động đến chu trình giấc ngủ của bạn. Dưới đây là những biểu hiện mắc các rối loạn giấc ngủ mà bạn cần lưu ý:

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn hô hấp khác liên quan tới giấc ngủ: Biểu hiện của hội chứng này tình trạng người bệnh có các cơn ngưng thở khoảng 10-30 giây khi đang ngủ, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu. Hội chứng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ.

  • Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ: Những người mắc rối loạn vận động tay chân sẽ có xu hướng uốn cong hoặc duỗi thẳng tay chân khi đang ngủ. Đây có thể là nguyên nhân của hội chứng chân không yên (RLS) hay còn gọi là hội chứng chân bồn chồn.

  • Rối loạn giấc ngủ REM: Giai đoạn ngủ REM đóng vai trò quan trọng trong quá trình thải trừ chất gây độc ở não. Nếu gặp phải rối loạn này có thể làm tích tụ chất độc ở não.

  • Chứng ngủ rũ: Đây là một rối loạn thần kinh hiếm gặp, ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và khả năng kiểm soát giấc ngủ. Bạn thường buồn ngủ quá mức vào ban ngày và hay ngủ gật đột ngột không kiểm soát.

Polysomnography là gì và những điều bạn chưa biết về đa ký giấc ngủ 2

Chứng ngủ rũ là chứng rối loạn thần kinh thường hay gặp ở nhiều người

  • Mất ngủ mãn tính không rõ nguyên nhân: Nếu bạn thường bị mất ngủ mà không rõ nguyên nhân tại sao, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện kỹ thuật đa ký giấc ngủ để tìm ra được lý do dẫn tới tình trạng này.

  • Có hành vi bất thường khi ngủ: Khi bạn có những hành vi bất ờng khi ngủ như di chuyển, đi lại, bị kích thích đột ngột...Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện đa ký giấc ngủ.

  • Đánh giá phân biệt: Có nhiều bệnh nhân bị động kinh khi ngủ bị nhầm tưởng là rối loạn giấc ngủ. Khi đo đa ký giấc ngủ có thể phân biệt được 2 trường hợp này.

Kỹ thuật Polysomnography không chỉ chẩn đoán các rối loạn giấc ngủ mà còn có thể sử dụng để điều chỉnh phác đồ điều trị của bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh. Đa ký giấc ngủ được tiến hành chủ yếu ngoài da nên không gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. Nó thường xảy ra ở các bệnh nhân mẫn cảm với chất kết dính dùng để gắn các cảm biến lên cơ thể. Nhìn chung, đa ký giấc ngủ không có rủi ro lớn, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Các bước chuẩn bị khi làm xét nghiệm đa ký giấc ngủ

Polysomnography là gì và những điều bạn chưa biết về đa ký giấc ngủ 3

Thời gian thực hiện đa sắc ký thường kéo dài từ 21 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau

Thời gian thực hiện đa sắc ký thường kéo dài khoảng 9 tiếng tính từ 21 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Bước chuẩn bị thường mất từ 60-90 phút. Bạn sẽ được bác sĩ khuyến cáo không dùng đồ ăn hoặc thức uống có cồn, caffeine trước khi thực hiện đa ký giấc ngủ vào buổi chiều và tối. Do cồn và caffeine sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và tác động mạnh đến các rối loạn giấc ngủ. Điều này làm cản trở việc chẩn đoán tính chính xác tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng không được ngủ vào buổi trưa hoặc chiều hôm đó. Bạn phải tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không bôi kem dưỡng ẩm và trang điểm vì chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của điện cực.

Quy trình thực hiện kỹ thuật đa ký giấc ngủ

Hiện nay, polysomnography được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu giấc ngủ. Do xét nghiệm này mô phỏng giấc ngủ của bạn vào ban đêm nên sẽ phải ở lại bệnh viện qua đêm. Để giấc ngủ ngon hơn, bạn có thể đem theo những vật dụng cần thiết khi ngủ.

Polysomnography là gì và những điều bạn chưa biết về đa ký giấc ngủ 4

Polysomnography được thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu và nó mô phỏng giấc ngủ vào ban đêm

Bệnh nhân được sắp xếp ngủ trong một căn phòng có cách bày trí như phòng khách sạn, khá yên tĩnh và thoải mái. Phòng được lắp camera vào buổi tối để có thể quan sát các trạng thái và hành động của người bệnh khi ngủ, Ngoài ra, căn phòng này cũng được trang bị thêm hệ thống âm thanh giúp bệnh nhân giao tiếp với các chuyên gia bên ngoài.

Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ tiến hành gắn miếng cảm biến lên các vị trí khác nhau trên cơ thể bệnh nhân như chân tay, ngực, da đầu, thái dương… Các cảm biến này được kết nối với máy tính để phân tích các dữ liệu và thông tin khi bạn ngủ. Ở ngón tay và tai của bạn cũng được đặt một kẹp nhỏ để quan sát sự thay đổi của nồng độ oxy trong máu. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ ghi nhận và theo dõi tình trạng của bệnh nhân qua các thông số của giấc ngủ như:

  • Thực hiện điện não đồ

  • Thực hiện đo nhịp tim

  • Đo các chuyển động mắt

  • Đo nhịp thở cơ thể

  • Vị trí cơ thể

  • Kiểm tra nồng độ oxy trong máu

  • Chuyển động của ngực và bụng

  • Chuyển động của tay và chân

  • Tiếng ngáy và tiếng động bạn phát ra khi ngủ

Bạn sẽ được quan sát và theo dõi quá trình ngủ trong suốt đêm. Ngay khi có bất kỳ thông báo gì với kỹ thuật viên bạn hoàn toàn có thể sử dụng thiết bị giám sát. Lúc này bạn sẽ được gỡ miếng cảm ứng trong trường hợp có nhu cầu cần phải thức dậy.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng thêm máy thở áp lực dương (PAP) nhằm theo dõi hội chứng ngừng thở khi ngủ. Cấu tạo của thiết bị này gồm một đầu bịt kín mũi và một máy cung cấp khí giúp tăng cường hơi thở của bạn. Oxy có thể được sử dụng trong nghiên cứu này khi cần thiết.

Có thể bạn cảm thấy khó ngủ ở trung tâm vì lạ chỗ tuy nhiên nó không ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả xét nghiệm. Bởi vì giấc ngủ của bạn có trọn vẹn hay không cũng không làm ảnh hưởng đến kết quả. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Sau khi thực hiện xong nghiên cứu đa ký giấc ngủ, kỹ thuật viên sẽ gỡ bỏ cảm biến vào sáng hôm sau. Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích các phép đo đã ghi lại dược và hẹn gặp bạn để thông báo kết quả sau. Như vậy bạn sẽ được về nhà ngay sau đó mà không phải làm thêm bất kỳ xét nghiệm hay chờ đợi.

Kết quả đo Polysomnography là gì?

Vậy, việc đo Polysomnography là gì và nó có tác dụng ra sao? Các phép đo được ghi nhận trong quá trình thực hiện đa ký giấc ngủ có thể cung cấp các thông tin hữu ích, cụ thể như sau:

Polysomnography là gì và những điều bạn chưa biết về đa ký giấc ngủ 5

Kết quả đo Polysomnography mang đến rất nhiều những thông tin hữu ích

  • Sóng não và chuyển động mắt: Đây là hai yếu tố đánh giá về chu kỳ giấc ngủ và xác định sự gián đoạn trong các giai đoạn này. Có thể coi nó chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ rũ.

  • Chuyển động chân thường xuyên: Chân tay chuyển động quá nhiều khi ngủ phần nào đó làm gián đoạn giấc ngủ thông thường. Đây cũng được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn vận động và cần phải được khắc phục.

  • Thay đổi nhịp thở, nhịp tim, nồng độ oxy trong máy: Trong trường hợp các yếu tố này bị thay đổi thì đó chính là lúc bạn cần phải quan tâm tới sức khỏe. Nó rất có thể là triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ.

  • Có nhiều hành vi bất thường trong khi ngủ: Khi ngủ việc bạn chuyển động quá nhiều cũng chính là dấu hiệu không tốt. Nó cho thấy bạn bị rối loạn hoặc là dấu hiệu của ngủ REM.

Kết quả của kỹ thuật đa ký giấc ngủ được các chuyên gia xem xét và sử dụng để tạo thành biểu đồ các giai đoạn và chu kỳ của giấc ngủ. Sau đó, các thông tin này sẽ được có các bác sĩ chuyên nghiên cứu về giấc ngủ đánh giá. Bệnh nhân sẽ được thông báo về kết quả xét nghiệm và bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cũng như các vấn đề liên quan đến bệnh.

Polysomnography là gì, chắc hẳn sau khi đọc bài viết này bạn đã có câu trả lời và cái nhìn tổng quan nhất về kỹ thuật đa ký giấc ngủ. Nếu có những triệu chứng bất thường liên quan đến rối loạn giấc ngủ, hãy đến các cơ sở y tế được để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Có được một giấc ngủ ngon là một cách bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn.

Ngày đăng: 08/08/2023 22:33:13

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Polysomnography là gì và những điều bạn chưa biết về đa ký giấc ngủ
1167 Lượt view
Bình luận
Đầu trang