Ngủ bao nhiêu là đủ trong một ngày? Bí quyết ngủ ngon dành riêng cho bạn
Ai cũng đều biết ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn thế nhưng không phải ai cũng làm được điều này. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần dành khoảng 8 tiếng một ngày để ngủ là đủ, thế nhưng con số này lại không hề đúng cho tất cả lứa tuổi. Vậy ngủ bao nhiêu là đủ, mời bạn đọc tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.
Ngủ bao nhiêu là đủ - bạn đã biết hay chưa?
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ cần dành 7-8 tiếng mỗi ngày được coi là ngủ đủ giấc, tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Thời gian ngủ bao nhiêu là đủ còn phụ thuộc theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Thời gian ngủ bao nhiêu là đủ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi
Mỗi một người sinh ra trong cuộc đời đều dành ⅓ cuộc đời để ngủ. Chính vì thế, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng vì nó thể hiện tình trạng sức khỏe. Để biết được ngủ bao nhiêu là đủ, bạn có thể tham khảo khuyến nghị từ Tổ chức quốc gia về hỗ trợ giấc ngủ và tự đánh giá.
Các chuyên gia được triệu tập trong tổ chức này đã xây dựng một bảng liệt kê về yêu cầu thời gian ngủ cho tất cả nhóm tuổi bao gồm trẻ em và trẻ vị thành niên. Tuổi tác không chỉ là thước đo tình trạng sức khỏe mà còn cả chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể. Theo các nhà khoa học, tuổi tác và số giờ cho giấc ngủ ngon có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy, ngủ bao nhiêu là đủ? Cụ thể như sau:
-
Trẻ em từ 0–3 tháng tuổi: 14–17 giờ
-
Trẻ em từ 4–11 tháng tuổi: 12–15 giờ
-
Trẻ em từ 1–2 tuổi: 11–14 giờ
-
Trẻ em từ 3–5 tuổi: 10–13 giờ
-
Trẻ em từ 6–13 tuổi: 9–11 giờ
-
Trẻ em từ 14–17 tuổi: 8–10 giờ
-
Người ở độ tuổi 18–25: 7–9 giờ
-
Người ở độ tuổi 26–64: 7–9 giờ
-
Người trên 65 tuổi: 7-8 giờ
Hậu quả khi bạn thiếu ngủ mỗi ngày?
Thiếu ngủ khiến cho bạn mệt mỏi và căng thẳng
Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp cho cơ thể của bạn luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng. Khi bạn không dành đủ thời gian cho giấc ngủ của mình cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi. Nếu biết được tác hại thực sự của việc thiếu ngủ hẳn bạn sẽ có động lực rèn luyện bản thân đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Việc thiếu ngủ không chỉ tác động xấu tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Ngủ không đủ giấc sẽ làm suy yếu khả năng hệ miễn dịch và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sau:
-
Trầm cảm
-
Khiếm thị
-
Suy giảm trí nhớ
-
Mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu
-
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường
-
Thay đổi chức năng hormone
-
Tăng nguy cơ đau tim
Bên cạnh đó, việc ngủ không đủ giấc có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và ngoại hình. Dấu hiệu của người thường xuyên thiếu ngủ là tăng cân, có quầng thâm mắt và bọng mắt, da xanh xao và nhanh lão hóa hơn. Khi ngủ không đủ giấc bạn khó tập trung vào công việc và có thể ngủ bất cứ khi nào. Từ đó làm giảm hiệu quả làm việc hàng ngày.
Ngủ đủ giấc có lợi ích gì?
Cơ thể luôn cần thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Vì vậy, chất lượng giấc ngủ đối với mỗi người là rất quan trọng. Ngủ đủ giấc mang lại nhiều lợi ích cho thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể như sau:
Ngủ đủ giấc giúp bạn có được một tinh thần thoải mái
-
Tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế mắc bệnh vặt
-
Giảm căng thẳng và bất ổn về tâm lý
-
Nâng cao năng suất và hiệu quả công việc
-
Hạn chế nguy cơ thừa cân, béo phì
-
Giúp làn da khỏe mạnh hơn
-
Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm
Đây là những lợi ích mà bạn có thể thấy được nếu như dành đủ thời gian ngủ cho mình mỗi ngày. Không chỉ cải thiện sức khỏe mà bạn còn cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống khi ngủ đủ giấc.
Bật mí bí quyết để có một giấc ngủ ngon
Chất lượng giấc ngủ và ngủ bao nhiêu là đủ là điều mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Đối với nhiều người, thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, để có được giấc ngủ ngon bạn có thể áp dụng bí quyết này.
Tập thói quen thư giãn trước khi ngủ
Thư giãn trước khi ngủ giúp bạn có thể ngủ sâu hơn
Để giữ cho tinh thần và cơ thể thoải mái trước khi ngủ bạn nên tập thói quen thư giãn từ 30 phút đến 1 tiếng. Bạn có thể ngồi thiền 15 phút và sau đó uống một tách trà hoa cúc. Tắm nước ấm và nghe một vài bản nhạc du dương cũng là một giải pháp tốt để thư giãn. Hoặc nếu bạn có thói quen đọc sách mỗi ngày, hãy dành khoảng 30 phút làm điều đó trước khi ngủ. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Dù ở bất kì độ tuổi nào nếu thường mất ngủ cũng đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Vì vậy bạn nên áp dụng các bí quyết ngủ đủ giấc cho cơ thể được thoải mái. Nếu như tình hình không được cải thiện, hãy tìm đến những phương pháp trị liệu hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thiết kế không gian phòng ngủ thoải mái
Không gian phòng ngủ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bầu không khí ấm cúng, dễ chịu sẽ tạo cảm giác thoải mái để bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Bạn nên lựa chọn những tông màu nhẹ nhàng cho cảm giác dễ ngủ hơn.
Duy trì thói quen ngủ đúng giờ
Duy trì cho mình một thói quen ngủ đúng giờ
Hãy rèn cho bản thân thói quen đi ngủ đúng giờ. Khi đồng hồ sinh học của cơ thể được điều chỉnh theo chu kỳ nhất định bạn sẽ tập được thói quen ngủ điều độ hơn. Tuy nhiên cần nắm rõ việc mình ngủ bao nhiêu là đủ. Nếu bạn thường xuyên dậy vào lúc 6 giờ hoặc 6 giờ 30 sáng thì bạn có thể đi ngủ vào lúc 22 giờ. Chỉ cần thực hiện theo cách này trong khoảng thời gian nhất định, chất lượng giấc ngủ và tình trạng sức khỏe của bạn được cải thiện đáng kể.
Hạn chế uống cà phê
Cà phê là loại đồ uống kích thích cho cơ thể tỉnh táo hơn. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng nó mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khoảng thời gian từ 4 đến 6 giờ trước khi ngủ vào buổi tối là thời điểm bạn không nên uống cà phê. Việc hạn chế cà phê trong vài ngày sẽ cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ của bạn.
Hạn chế dùng đồ uống có cồn
Hạn chế các đồ uống có cồn trước khi ngủ
Ngoài cà phê, bạn cũng cần tránh các đồ uống có cồn như rượu bia. Đối với những người cao tuổi, rượu có thể giúp họ dễ ngủ hơn thế nhưng nó lại tác động đến chất lượng giấc ngủ. Khi hàm lượng rượu trong cơ thể giảm xuống, sau vài giờ bạn thức dậy và có cảm giác bồi hồi. Chính điều này khiến bạn rất khó có thể ngủ ngon vào ban đêm khi đã thức giấc.
Thay đổi thói quen ăn uống
Buổi tối bạn chỉ nên ăn nhẹ và tránh các loại thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, loại bỏ thói quen ăn đêm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ.
Kiểm tra và điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ nghĩa là một người có thời gian ngủ quá dài hoặc quá ngắn và hay xảy ra nhiều điều bất thường trong lúc ngủ. Triệu chứng của người bị rối loạn giấc ngủ là:
-
Ngưng thở trong khi ngủ
-
Hay bị mộng du và các chi cử động bất thường
-
Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường
Nếu bạn có những triệu chứng trên điều đó là lời cảnh báo cho sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa tâm lý thần kinh để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Như vậy ngủ bao nhiêu là đủ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mỗi người nên bạn cần xác định đúng thời gian ngủ của mình. Mong rằng những bí quyết được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Ngày đăng: 09/08/2023 02:20:28