Phương pháp điều trị chứng khó ngủ tại nhà
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng như ăn uống. Cơ thể cần thời gian nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động. Rất nhiều người rơi vào tình trạng khó ngủ nên ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây khó ngủ xuất phát từ đầu và cách khắc phục như thế nào, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.
Tình trạng khó ngủ là gì?
Chứng khó ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ mỗi đêm. Bạn hay thức dậy nhiều lần và khó quay trở lại giấc ngủ.

Khó ngủ là tình trạng mà bạn thường khó đi vào giấc ngủ hàng đêm
Thìn trạng khó ngủ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất mà còn cả tinh thần. Các dấu hiệu của chứng khó ngủ bao gồm:
-
Mệt mỏi, nhức đầu
-
Cơ thể thiếu năng lượng
-
Xuất hiện quầng thâm mắt
-
Mất tập trung vào công việc
-
Thức dậy quá sớm
-
Mất ngủ suốt đêm hoặc tốn nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ
Tác hại của chứng khó ngủ là gì?
Não bộ của con người cần nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Vì vậy giấc ngủ là hoạt động sinh lý giúp cơ thể nạp lại năng lượng và khỏe mạnh hơn. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ là mối đe dọa đối với sức khỏe của bạn.
Sức đề kháng suy giảm

Việc bị khó ngủ sẽ khiến cho sức đề kháng của bạn suy giảm rõ rệt
Thức khuya thường xuyên khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, tinh thần uể oải, giảm sức đề kháng. Từ đó sinh ra một số chứng bệnh như cảm cúm, viêm đường tiêu hóa...Ngoài ra, thức khuya ảnh hưởng đến trí nhớ, đau đầu, dễ mất tập trung, đầu óc hay rơi vào trạng thái căng thẳng
Đẩy nhanh quá trình lão hóa

Quá trình lão hóa sẽ tăng tốc đáng kể nếu như bạn thường xuyên mất ngủ
Một tác hại rõ thấy của việc khó ngủ hàng đêm là khiến làn da nhanh bị lão hóa. Da không được nghỉ ngơi đủ thời gian, dần dần trở nên khô sạm, mất độ đàn hồi. Do việc thức khuya gây rối loạn tuần hoàn trao đổi chất khiến làn da thiếu sức sống.
Suy nhược thần kinh
Ban đêm là thời gian để hệ thần kinh giao cảm nghỉ ngơi. Nếu bạn khó ngủ sẽ tác động đến giao cảm thần kinh, gây mệt mỏi, đầu óc căng thẳng, sa sút tinh thần, suy giảm trí nhớ. Tình này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng suy nhược thần kinh.
Rối loạn tâm trạng
Mất ngủ còn gây ra hiện tượng rối loạn tâm trạng. Nó khiến tinh thần của bạn luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng thậm chí là trầm cảm. Bên cạnh đó, người bị mất ngủ còn ngại giao tiếp với người khác, đời sống tình dục suy giảm. Đôi khi rối loạn cảm xúc còn khiến tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hơn.
Tăng nguy cơ mắc ung thư

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân lớn gây nên bệnh ung thư
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư. Đối với phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm sẽ có ngu cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Bên cạnh đó, một người bình thường chỉ ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm dễ tăng nguy cơ bị u đại tràng dẫn đến ung thư ruột kết.
Mất ngủ xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Có rất nhiều tác nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra chứng khó ngủ:
-
Do áp lực công việc, học hành, tiền bạc, sức khỏe...hưởng đến tinh thần khiến giấc ngủ không được trọn vẹn. Ngoài ra, khi gặp phải những chấn thương, cú sốc, bệnh tật...cũng tác động đến chứng mất ngủ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ thường xuyên
-
Ăn quá nhiều vào buổi tối: trước khi đi ngủ, bạn không nên nạp thức ăn quá nhiều vào cơ thể, cảm giác khó chịu khi nằm sẽ khiến bạn không thể chìm vào giấc ngủ. Ăn quá nhiều còn gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
-
Thói quen ngủ xấu: ngủ không đúng giờ, không ngủ trưa hoặc hoạt động quá sức trước khi ngủ, không gian ngủ không thoải mái dẫn đến khó ngủ
-
Lịch trình làm việc, du lịch làm thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, bạn có thể khó ngủ khi di chuyển giữa các nước do chênh lệch múi giờ
-
Rối loạn sức khỏe tâm thần: người mắc chứng rối loạn sau sang chấn hoặc hay lo âu có thể tác động đến giấc ngủ. Việc thức dậy quá sớm là một triệu chứng của bệnh trầm cảm.
-
Một số bệnh lý khác như ung thư, tim mạch, tiểu đường, Alzheimer... cũng là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ
-
Do tuổi tác: người cao tuổi dễ bị mất ngủ do những tác động từ bên ngoài. Họ dễ bị mệt mỏi và buổi tối và dậy sớm vào buổi sáng.
-
Uống nhiều bia rượu, trà, đồ uống chứa caffeine...là các chất kích thích không nên uống vào buổi chiều tối vì chúng làm bạn khó ngủ. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng tác động trực tiếp đến giấc ngủ do chứa chất nicotine
-
Tình trạng ngưng thở trong khi cũng làm cho giấc ngủ bị gián đoạn liên tục
-
Sử dụng nhiều loại thuốc: các loại thuốc kê theo đơn bác sĩ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thuốc trị huyết áp, hen suyễn, thuốc trầm cảm...hoặc một số loại không kê đơn như giảm đau, cảm cúm, thuốc hỗ trợ giảm cân…
-
Lười vận động: ít hoạt động thể chất có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Đặc biệt khi lười vận động thể chất tuy dễ ngủ trưa nhưng khó ngủ vào ban đêm.
Ai có nguy cơ mắc chứng mất ngủ?
-
Nữ giới là đối tượng dễ mắc chứng khó ngủ do thay đổi nội tiết ở giai đoạn kinh nguyệt và mãn kinh. Do ở giai đoạn mãn kinh, mồ hôi tiết ra vào buổi tối và bốc hỏa gây cản trở giấc ngủ. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai dễ mắc phải tình trạng này.
-
Người trên 60 tuổi do có sự thay đổi về sức khỏe khiến giấc ngủ bị gián đoạn
-
Người hay căng thẳng, mệt mỏi và chịu nhiều áp lực
-
Người thường xuyên thay đổi lịch trình công việc
-
Người mắc rối loạn sức khỏe tâm thần và thể chất
Cách phòng ngừa bệnh mất ngủ hiệu quả
Cách phòng ngừa chứng mất ngủ tốt nhất là bạn xây dựng thói quen ngủ khoa học. Thời gian nghỉ ngơi đúng và đủ sẽ giúp bạn tránh được bệnh mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn
-
Rèn luyện thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ kể cả ngày cuối tuần
-
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
-
Kiểm tra các thành phần của thuốc đang sử dụng xem có gây mất ngủ hay không
-
Hạn chế ngủ vào buổi trưa
-
Không ăn quá no hoặc hoạt động quá sức trước khi đi ngủ
-
Tránh uống cà phê, rượu bia trước khi ngủ và không hút thuốc lá
-
Thư giãn cơ thể bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngâm chân, tắm nước ấm
-
Thăm khám sức khỏe khi thấy xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh mất ngủ
Phương pháp điều trị chứng khó ngủ
Tùy vào nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ mà phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau. Trong một số trường hợp, cách điều trị tại nhà có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ. Cụ thể như sau:

Hãy tạo cho mình một lối sống cũng như là môi trường lành mạnh để dễ dàng đi vào giấc ngủ
-
Điều chỉnh nhiệt độ phòng và đèn ngủ ở mức thích hợp
-
Không uống rượu bia, cà phê, trà trước khi đi ngủ
-
Tránh tham gia vào các hoạt động kích thích não bộ trước khi ngủ
-
Tắm nước ấm
-
Không ngủ quá 30 phút vào buổi trưa
-
Hình thành thói quen ngủ đúng và đủ giờ
Nếu bạn bị mất ngủ là do tình trạng sức khỏe hoặc chứng rối loạn giấc ngủ gây ra thì cần tìm đúng phương pháp điều trị các tác nhân này. Ví dụ như bạn khó ngủ vì bệnh trầm cảm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống trầm cảm để giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu và dễ ngủ hơn.
Khó ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống thể chất lẫn tinh thần. Để duy trì cơ thể khỏe mạnh, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để lấy lại năng lượng cần thiết. Đồng thời bạn nhớ áp dụng các biện pháp ngăn ngừa bệnh mất ngủ để duy trì một sức khỏe tốt.
Ngày đăng: 08/08/2023 16:40:35