Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả

9 tháng trước
859 lượt view

Mất ngủ là một trong những tình trạng rối loạn giấc Ngủ nhiều người gặp phải. Cảm giác buồn ngủ vào ban ngày không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm giảm năng suất công việc. Để khắc phục tình trạng này bạn cần phải biết nguyên nhân, triệu chứng của bệnh mất ngủ.

Tổng quan về bệnh mất ngủ

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến 35% người trưởng thành. Tình trạng này diễn ra khiến bạn Ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh và khi đã thức sẽ Khó ngủ lại được. Nếu mắc phải chứng mất ngủ, bạn sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi sau khi ngủ dậy, ảnh hưởng tới năng suất làm việc và các hoạt động hàng ngày.

Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả 0

Chứng mất ngủ là chứng chiếm 35% người trưởng thành

Có hai dạng mất ngủ là cấp tính và mãn tính. Mất ngủ cấp tính thường kéo dài trong một vài ngày hoặc thậm chí vài tuần do căng thẳng, buồn phiền hay gặp phải cú sốc nào đó. Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo từ 1 tháng trở lên hoặc lâu hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng mất ngủ

Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất ngủ thường gặp:

Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả 1

Có nhiều triệu chứng cho thấy bạn đang mất ngủ

  • Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng

  • Khó ngủ vào ban đêm

  • Cảm giác mệt mỏi, dễ buồn ngủ vào ban ngày

  • Lo âu, trầm cảm

  • Khó tập trung làm việc

  • Nhức đầu, chóng mặt

  • Dạ dày và ruột khó chịu

Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng khác không được đề cập bên trên. Nếu xuất hiện các dấu hiệu lạ, bạn nên đến bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ. Không chỉ lúc tinh thần lo âu, trầm cảm mà ngay cả khi khỏe mạnh, những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể khiến bạn mất ngủ. Một nguyên nhân dẫn tới chứng mất ngủ như sau:

  • Lo lắng, trầm cảm: giấc ngủ của bạn có thể bị phá vỡ nếu bạn hay lo lắng, trầm cảm cảm

  • Stress: công việc, học hành, sức khỏe, chuyện gia đình có thể gây căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần dẫn tới mất ngủ

  • Thói quen ngủ không tốt: bạn thường đi ngủ thất thường, Thức khuya chơi game, ăn uống, dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ

  • Uống rượu, cà phê: sử dụng các đồ uống như rượu bia, caffeine thường xuyên sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, ảnh hưởng tới não bộ

  • Ăn quá nhiều vào buổi tối: khi ăn quá nhiều, bạn sẽ thấy khó chịu khi nằm. Một số triệu chứng như ợ chua, trào ngược có thể xuất hiện ngăn cản bạn đi vào giấc ngủ.

  • Bệnh lý: nếu mắc phải một số bệnh như đau cơ xơ hóa, viêm khớp, tiểu đường, tiểu đêm, tim mạch, khó thở, ngưng thở khi ngủ…. cũng là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ

  • Thuốc: một số loại thuốc như thuốc điều trị chứng hen suyễn, trầm cảm, cao huyết áp cũng có tác dụng phụ là gây mất ngủ. Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau, thuốc dị ứng có chứa caffeine và chất kích thích cũng làm gián đoạn giấc ngủ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất ngủ

Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả 2

Có khá nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mất ngủ ở mọi lứa tuổi

  • Phụ nữ: so với nam giới, tỷ lệ nữ giới dễ bị mất ngủ thường cao hơn. Do nội tiết tố thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh. Đặc biệt trong giai đoạn mãn kinh, mô hôi hay tiết ra vào ban đêm là gián đoạn giấc ngủ. Thời kỳ mang bầu cũng là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

  • Người cao tuổi: những thay đổi của sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ, nhất là từ độ tuổi trên 60

  • Vấn đề tâm lý: nếu bạn gặp phải một rối loạn sắc khỏe tâm thần như trầm cảm, stress, lo âu, buồn phiền hoặc rối loạn lưỡng cực cũng gây tổn hại đến giấc ngủ.

Mất ngủ tồn tại ở những dạng nào?

Người mắc bệnh mất ngủ thường tồn tại ở hai dạng phổ biến là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ cấp tính

Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ tạm thời thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần. Đây là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến và trung bình khoảng 30-40% dân số mắc phải.

Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả 3

Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ tạm thời thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do những biến cố trong cuộc sống, thói quen sinh hoạt không điều độ, không gian ngủ không thoải mái và do ảnh hưởng bởi một số bệnh cấp tính như đau răng, sốt, cảm, dị ứng, đau bụng...Nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn tới mất ngủ mãn tính.

Mất ngủ mãn tính

Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả 4

Mất ngủ mãn tính có thể kéo dài trên một tháng

Mất ngủ mãn tính có thể kéo dài trên một tháng. Thông mỗi ngày người bệnh chỉ ngủ được 3 đến 4 tiếng và phải mất từ 30 phút đến hơn 1 tiếng mới có thể ngủ được. Chất lượng giấc ngủ không tốt, dễ bị tỉnh giấc khi có tác động từ bên ngoài.

Nguyên nhân của bệnh lý mất ngủ mãn tính bắt nguồn từ bệnh trầm cảm, bệnh thực thể và ảnh hưởng do dùng các loại thuốc và chất kích thích. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các bệnh lý khác nhau như đau đầu, chóng mặt, tim mạch, đột quỵ…

Những tác hại của bệnh mất ngủ là gì?

Chỉ cần mất ngủ một vài ngày, bạn sẽ thấy những tác hại của bệnh lý này như người hay mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ vào ban ngày, mất tập trung, nhanh quên và hiệu suất công việc giảm xuống…

Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả 5

Mất ngủ có rất nhiều tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu tình trạng mất ngủ thường xuyên diễn ra, các bệnh lý cũng sẽ xuất hiện và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Teo não, tăng nguy cơ đột quỵ: Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến teo não. Đối với người trẻ ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 8 lần so với người bình thường. Đây là một công bố được đăng tải trên tạp chí Neuroscience của Mỹ.

  • Dễ bị béo phì: mất ngủ, khó ngủ làm thay đổi các hoạt động, tư duy của não bộ. Điều này khiến bạn cảm thấy nhanh đói, thèm ăn các loại thực phẩm giàu chất béo

  • Rối loạn tâm lý: tình trạng mất ngủ khiến bạn suy nghĩ tiêu cực, hay lo lắng và có cảm giác cô đơn, dẫn rơi vào trầm cảm, thần kinh suy nhược và ngại giao tiếp với người khác.

  • Đẩy nhanh quá trình Lão hóa da: khi không ngủ đủ giấc, hormone cortisol sẽ tiết ra làm phá vỡ cấu trúc Collagen khiến da mất độ đàn hồi, kém săn chắc. Làn da bị tối màu, dễ bị nám sạm và chảy xệ nhanh chóng. Hơn nữa, thức khuya thường xuyên là nguyên nhân nổi mụn, dị ứng.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc khiến hệ thần bị căng thẳng, tạo áp lực cho tim mạch, huyết áp và nhịp tim tăng cao. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu u, ngủ không đủ giấc làm tăng 48% nguy cơ tử vong do mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch vành

  • Tăng nguy cơ gây bệnh ung thư: chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư, nhất là ung thư đại tràng và ung thư vú

  • Suy giảm sinh lý: Mất ngủ gây tác hại nghiêm trọng nhất là giảm nồng độ testosterone ở nam giới. Lượng testosterone thấp dẫn đến giảm ham muốn, Xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…

Cách chẩn đoán bệnh mất ngủ

Để chẩn đoán tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra một bảng câu hỏi để bạn trả lời. Điều này nhằm mục đích xác định mô hình ngủ và thức, mức độ buồn ngủ vào ban ngày của bạn. Từ đó, bác sĩ có thể cung cấp một cuốn nhật ký giấc ngủ cho bạn.

Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả 6

Khi bị mất ngủ bạn nên đến gặp bác sĩ

Nếu bác sĩ nhận thấy những nguyên nhân khác gây ra tình trạng mất ngủ, bạn sẽ được xét nghiệm để kiểm chứng điều đó. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi và ghi chép lại các hoạt động của cơ thể trong khi ngủ, bao gồm nhịp tim, sóng não, hơi thở, cử động mắt và chuyển động cơ thể.

Những phương pháp điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả

Thay đổi thói quen ngủ và một số loại thuốc đang dùng có thể giúp bạn cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Hiện nay có một số phương pháp điều trị hành vi giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật ngủ và cách cải thiện môi trường ngủ của bạn,

Nếu những phương pháp này không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thuốc để giúp bạn dễ ngủ hơn. Một số loại Thuốc ngủ bạn có thể kê đơn như: eszopiclone (Lunesta), zaleplon (Sonata), zolpidem (Ambien), ramelteon (Rozerem). Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ là phương án cuối cùng vậy nên bạn cần phải biết loại nên dùng để điều trị ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc ngủ không kê đơn do bác sĩ chỉ định. Những loại thuốc này chứa chất histamin có khả năng kích thích bạn buồn ngủ tuy nhiên cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế bệnh mất ngủ

Việc áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên như thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa và khắc phục bệnh mất ngủ.

  • Cải tạo môi trường ngủ: điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức vừa phải, không gian yên tĩnh sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

  • Tuân thủ theo một lịch trình ngủ cụ thể: thiết lập giờ ngủ và giờ thức giấc cố định mỗi ngày

  • Luyện tập thể dục thể thao: các hoạt động thể chất giúp bạn dễ ngủ hơn. Lưu ý, bạn không nên tập luyện quá sức hoặc gần sát giờ đi ngủ buổi tối để tránh tình trạng khó ngủ.

  • Kiểm tra các đơn thuốc kỹ càng: nếu bạn uống thuốc thường xuyên, hãy nhờ bác sĩ kiểm tra lại các thành phần trong những loại thuốc đó có gây ra chứng mất ngủ hay không.

  • Hạn chế Ngủ trưa quá lâu: thời gian ngủ trưa không nên dài quá 30 phút và tránh ngủ trưa sau 3 giờ chiều

  • Hạn chế dùng caffeine, cồn và không dùng nicotine

  • Tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủ

Tóm lại, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường do việc mất ngủ gây ra, bạn hãy đến bác sĩ kiểm tra. Việc điều trị sớm và dứt điểm sẽ giúp bạn hạn chế các tác hại và bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể.

Ngày đăng: 12/08/2023 00:08:45

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Mất ngủ là bệnh gì? Giải pháp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả
859 Lượt view
Bình luận
Đầu trang