Hạt đậu tương, đậu nành có tác dụng gì?

1 năm trước
1.231 lượt view

Tùy vào từng nhu cầu, hạt đậu tương (đỗ tương) có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon hoặc thức uống bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích về sức khỏe nếu ăn hạt đậu tương mỗi ngày. Khám phá ngay.

1. Hạt đậu tương có tác dụng gì?

Hạt đậu tương, đậu nành có tác dụng gì? 0

Đậu tương và sữa đậu

Có thể nói, hạt đậu tương là loại hạt đã xuất hiện từ xa xưa, là thực phẩm ăn sâu trong văn hóa người Việt. Loại hạt này không chỉ giúp nâng cao thể trạng sức khỏe mà còn hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý phổ biến hiện nay.

1.1 Giá trị dinh dưỡng thực của hạt đậu tương

Các chuyên gia về dinh dưỡng phân tích, trong 100gr hạt đậu tương có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Chất đường bột: 30.16g

  • Chất đạm: 36.49g

  • Chất béo: 19.94g

  • Chất xơ thực phẩm: 9.3g

  • Canxi: 277mg

  • Vitamin và khoáng vi lượng thiết yếu

Đặc biệt, trong thành phần chất đạm có chứa các loại axit amin dồi dào như: Valin, Tryptophan, Methionin, Lysin, Isoleucin, Leucin, Phenylalanin kết hợp với protein có chứa các amino acid thiết yếu, không thể thay thế, đặc biệt quan trọng với cơ thể.

Tuy có tỉ lệ đạm cao nhưng loại hạt này được mệnh danh là "thịt không xương", thay thế tốt cho chất đạm có trong các loại thịt động vật.

Một số sản phẩm yêu thích được chế biến từ đậu tương như: Sữa đậu nành (điển hình như Fami canxi), đậu phụ, bột đậu tương, tào phớ, dầu đậu nành, nước tương,...

Loại hạt này còn được gọi với nhiều tên gọi như đậu nành, đậu tương, đỗ tương.

1.2 Lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua từ đậu tương

Là loại hạt “nhỏ nhưng có võ”, cùng khám phá ngay những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe từ hạt đậu tương nhé.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Hàm lượng lớn chất xơ, các Acid Alpha- Linolenic (ALA) trong hạt đậu nành được chứ minh giúp làm giảm lượng Cholesterol LDL có hạt, tăng Cholesterol HDL có lợi và kiểm soát nhiều yếu tố gây ra các bệnh về tim mạch.

Bên cạnh đó, hoạt chất Isoflavone hoạt động với vai trò như một chất chống oxy hóa, tương tự Estrogen.

Ngoài ra, nếu tiêu thụ từ 25g protein/ngày, kéo dài liên tục trong 8 tuần có thể làm tỷ lệ giảm huyết áp tâm trương (6.8%) và tâm thu (9.9%) ở đối tượng bị huyết áp cao.

Giảm cân

Hạt đậu tương, đậu nành có tác dụng gì? 1

Đậu tương kéo dài cảm giác no

Đây là một trong những công dụng "thần sầu" từ hạt đậu tương, là "trợ thủ đắc lực" của phái đẹp, giúp các nàng lấy lại được tỷ lệ vàng của cơ thể.

Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng hàm lượng protein dồi dào trong hạt đậu tương giúp tăng cường chức năng trao đổi chất, kéo dài cảm giác no, ức chế cơn đói, từ đó kiểm soát được lượng Calo dung nạp vào cơ thể, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Protein trong loại hạt này đóng vai trò tương tự như chất xơ, có lợi cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn, chất béo, hạn chế nguy cơ tích tụ mỡ thừa bên trong cơ thể.

Hỗ trợ và phòng ngừa ung thư

Isoflavone trong đậu này hoạt động tương tự như Estrogen, không khiến bệnh ung thư trở nên trầm trọng mà hỗ trợ điều trị, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc ung thư.

Đặc biệt, Genistein được biết tới là một loại Isoflavone điển hình, hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư.

Giúp chắc khỏe xương

Hoạt chất Isoflavone không chỉ hỗ trợ điều trị ung thư mà còn tăng cường sức mạnh, giúp chắc khỏe xương, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.

Đối với phụ nữ mãn kinh, Genistein và một số Isoflavone giúp làm tăng mật độ khoáng xương, kiểm soát tốt quá trình hình thành xương trong cơ thể.

Làm giảm triệu chứng mãn kinh ở nữ giới

Phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh thường đối mặt với nhiều sự thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, từ tâm trạng, triệu chứng bên ngoài đến nồng độ Estrogen bên trong.

Hoạt chất Isoflavone hoạt động với vai trò tương tự như Estrogen, do đó có khả năng làm giảm các triệu chứng ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh.

2. Ai không nên uống sữa đậu nành?

Hạt đậu tương, đậu nành có tác dụng gì? 2

Ai nên cẩn trọng dùng sữa đậu tương (đậu nành)?

Cũng giống như một số loại ngũ cốc hay thực phẩm khác, hạt đậu tương (đậu nành) sẽ nhạy cảm với một số nhóm đối tượng nhất định, do đó khi ăn nên đặc biệt cẩn trọng.

Người có dạ dày, đường ruột yếu

Những người bị một số bệnh về dạ dày hoặc có đường ruột yếu nên hạn chế uống sữa đậu nành. Thức uống này có thể gây ra một số triệu chứng như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng,...

Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp và mãn tính nên cẩn trọng dùng các sản phẩm từ đậu nành, tránh kích thích dạ dày, làm tăng tiết axit, bào mòn niêm mạc dạ dày, làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày.

Người bị bệnh Gút

Sự rối loạn chuyển hóa Purin gây ra bệnh Gút. Trong khí đó, hạt đậu tương rất giàu Purin, đặc biệt sau khi được nghiền thành bột, do đó người bị bệnh Gút nếu muốn sử dụng các sản phẩm từ đậu tương nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Người bị sỏi thận

Hàm lượng Oxalat trong sữa đậu nành (đậu tương) khi kết hợp với canxi trong cơ thể có thể tạo ra sỏi thận. Do đó, nhóm đối tượng này không nên uống sữa đậu nành.

Người đang điều trị bằng kháng sinh

Một số loại kháng sinh có chứa Erythromycin khi tiếp xúc với các hoạt chất trong sữa đậu nành có thể sinh ra các phản ứng không tốt, nếu muốn bạn nên cách thời gian uống giữa 2 loại này ít nhất từ 1 tiếng trở lên.

Ngoài ra, người thiếu kẽm hay người bệnh đang hồi phục sau phẫu thuật nên cẩn trọng dùng các sản phẩm từ sữa đậu nành để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3. Nên ăn bao nhiêu đậu nành mỗi ngày?

Nếu dung nạp quá nhiều đậu tương có thể gây ra phản ứng phụ. Dù chưa có nghiên cứu nào đủ chặt chẽ về các thông số, tuy nhiên một con số ước lượng được đưa ra là khoảng 30 - 40mg/ngày, tương đương 1 ly sữa đậu nành mỗi ngày được coi là liều lượng an toàn đối với sức khỏe.

Hiện nay, một số nước phương Tây thậm chí tăng cường tiêu thụ một số sản phẩm như rau cải, đậu khuôn,...như một chiến lược y tế nhằm giảm tỷ lệ người dân mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương hay ung thư.

Chúng tôi vừa chia sẻ tổng quan về công dụng của hạt đậu tương đối với sức khỏe và những chỉ số dinh dưỡng cụ thể từ loại hạt này. Nếu là một tín đồ yêu thích sữa đậu nành, hãy lưu ý liều lượng an toàn để bảo vệ sức khỏe mỗi ngày bạn nhé.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:29:26

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Hạt đậu tương, đậu nành có tác dụng gì?
1231 Lượt view
Bình luận
Đầu trang