Bài thuốc từ hạt dẻ - Lợi cơ thể, phòng nhiều bệnh
Hạt dẻ hay chiết xuất từ hạt dẻ đều chứa hàm lượng dinh dưỡng rất lớn. Aescin trong loại hạt này được chứng minh giúp cải thiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là tổng hợp các bài thuốc từ hạt dẻ hiệu quả, tốt cho sức khỏe mới nhất.
1. Thành phần dinh dưỡng của hạt dẻ
Hạt dẻ được tận dụng để chữa bệnh
Hạt dẻ là loại hạt được tận dụng với vai trò vừa là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất, vừa là dược liệu quý trị nhiều bệnh lý.
Theo tài liệu Đông y cổ ghi chép lại, hạt dẻ còn được gọi là Kha thụ đại túc, Bản lật.
Trong 100g hạt dẻ đã được nấu chín bao gồm hàm lượng dinh dưỡng sau:
-
Chất béo: 1 - 3g
-
Calo: 57 - 153 Calo, tùy từng chủng loại
-
Protein: 0.82 - 2.88g
-
Chất xơ: 8.1g (chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan)
-
Vitamin C: 43g
-
Kali: 119 - 715mg
Về năng lượng:
-
Hạt dẻ có nguồn gốc Trung Quốc: 33.46g Hydrat carbon
-
Hạt dẻ có nguồn gốc Nhật Bản: 12.64g Hydrat carbon
Ngoài ra, hạt dẻ còn rất giàu các vitamin B (Folacin), khoáng vi lượng như Canxi, Sắt, Photpho, Mangan, Đồng, Selen, Kẽm,...
2. Các bài thuốc quý từ hạt dẻ
Hạt dẻ là dược liệu xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh, từ xa xưa cho đến thời điểm hiện tại. Cùng chúng tôi điểm qua các bài thuốc hiệu quả, được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Hạt dẻ (300g), táo tàu (100g), cẳng chân trước của lợn (khoảng 300g, chặt nhỏ), xì dầu, rượu, gừng, hành.
Cách thực hiện: Hỗn hợp chuẩn bị đem nấu chung với nước, hầm đến khi nhừ thì nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.
Lưu ý: Vớt bỏ váng, bọt mỡ để nước có màu trong hơn.
Bài thuốc này giúp nhuận da, dưỡng da, hỗ trợ người bị mỡ máu cao, vàng da, ho, phù nề.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Hạt dẻ và trứng gà (100g mỗi loại).
Cách thực hiện: Hạt dẻ đem đi ninh nhừ, sau đó đập trứng vào, nêm nếm gia vị là có thể ăn được.
Bài thuốc này giúp bồi bổ khí huyết, ngũ tạng, cường gân kiện cốt.
Bài thuốc 3
Nguyên liệu: Hạt dẻ, bí đao, đường phèn (mỗi loại 30g), râu bắp (6g).
Cách thức hiện: Đổ hỗn hợp vào nấu chung với khoảng 500ml, nấu cạn còn khoảng 250ml nước thì dừng lại, thêm đường phèn cho dễ uống.
Lưu ý: Uống 1 lần/ngày, kiên trì tối thiểu 10 - 15 ngày.
Bài thuốc giúp chữa ho gà, ho từng cơn.
Bài thuốc 4
Nguyên liệu: Hạt dẻ (100g), cải bắp (200g), rượu, đường, nước luộc gà.
Cách thực hiện: Hạt dẻ đem hấp với nước luộc gà tới khi nhừ hẳn. Bắp cải đem xào, sau đó nhúng với nước sôi cho bớt dầu. Đổ hỗn hợp vào chung, nấu thành canh để ăn. Có thể cho thêm bột năng để tạo độ sánh.
Lưu ý: 2 ngày ăn 1 lần
Bài thuốc giúp đả thông kinh lạc, làm tinh xuất thuận lợi, giảm đau nhức ở bẹn, đồng thời trị chứng huyết ứ trệ.
Bài thuốc 5
Hạt dẻ rang chín
Nguyên liệu: Hạt dẻ, gạo, đường phèn mỗi loại 100g, nước khoảng 1 lít.
Cách thực hiện: Hạt dẻ đem rang thơm lên, sau đó nghiền nhỏ cùng với đường phèn. Cho bột dẻ đã nghiền vào chung với gạo đã vo sạch, đổ nước, đun tới khi nhừ thì tắt bếp.
Bài thuốc giúp bổ thận khí, chắc khỏe răng.
Bài thuốc 6
Nguyên liệu: Khiếm thực (15g), bách hợp (20g), thịt nạc (100g), hạt dẻ (150g), 1 con cá tươi (250g).
Cách thực hiện: Cá đem rửa sạch, để ráo, đem rán hơi vàng trên chảo, sau đó bỏ cá và nguyên liệu đã chuẩn bị vào nấu chung, ninh trong 2 giờ, cuối cùng nêm nếm gia vị cho vừa miệng là có thể ăn được ngay.
Bài thuốc giúp bổ thận, bổ âm nhuận táo, khỏe cơ, đặc biệt tốt cho người âm hư, da khô, ho dai dẳng lâu ngày, lưng gối mỏi.
Bài thuốc 7
Nguyên liệu: Chim bồ câu (1 con), nấm hương (loại vừa 5 cây), hạt dẻ (200g), rượu và nước gừng theo tỷ lệ 1:1, hạt tiêu, nước luộc thịt (2 bát con nhỏ), một ít xì dầu và dầu vừng.
Cách thực hiện: Thịt chim làm sạch, để ráo ướp với gia vị, sau đó rán sơ qua và cho vào ninh chung với nguyên liệu đã chuẩn bị, tới khi chín nhừ thì có thể ăn.
Bài thuốc giúp bổ khí huyết, tỳ vị, cải thiện chứng thận hư, thận yếu.
Bài thuốc 8
Nguyên liệu: 1 quả trứng gà, bột nước (30g), hạt dẻ (150g), 1 con gà trống choai, nước luộc thịt (gần 1 lít), hành, gừng, xì dầu.
Cách thực hiện: Gà trống đem làm thịt, lọc ra lấy phần thân, bỏ phần cổ, chân và đầu. Đem thịt ninh với nước luộc thịt, sau đó cho trứng và bột nước vào nấu chung, nêm nếm gia vị cho tới khi vừa miệng là có thể ăn.
Bài thuốc giúp bổ thận, kiện tỳ vị, âm trung tiện, khỏe về gân cốt, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, cơ địa yếu.
Bài thuốc 9
Hạt dẻ rụng dưới gốc
Nguyên liệu: Hạt dẻ (250g), thịt nạc heo (500g), gia vị.
Cách thực hiện: Hạt dẻ đem đi ninh nhừ với thịt lợn, nêm nếm gia vị vừa dùng, có thể ninh loãng thành canh và ăn chung với cơm.
Bài thuốc giúp hỗ trợ, điều hòa chức năng tiêu hóa của dạ dày, nhuận táo, tan đờm, tốt cho người bị viêm phế quản mãn tính.
3. Phản ứng phụ không mong muốn từ hạt dẻ
Ăn hạt dẻ không đúng cách có thể gây ra một số những phản ứng cơ thể, điển hình như:
-
Nóng trong người.
-
Ăn nhiều dễ táo bón, chướng bụng, đầy hơi, tăng cân.
-
Người cao tuổi và trẻ em nếu ăn nhiều hạt dẻ có thể bị đau bụng, khó tiêu, trẻ dễ bị hóc nghẹn, tỳ vị hư tổn,...
-
Người có dạ dày yếu không nên ăn nhiều, có thể sản sinh ra nhiều acid ăn mòn niêm mạc dạ dày.
Với những thông tin chúng tôi đã nghiên cứu và tổng hợp, mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích xoay quanh hạt dẻ. Là loại hạt bổ dưỡng, đừng ngần ngại thử nó để nâng cao sức khỏe bạn nhé, tuy nhiên cần lưu ý tới phản ứng của cơ thể thường xuyên.
Ngày đăng: 09/08/2023 08:30:23