Bột mầm đậu nành - 91% các chị em hiểu sai!
Thời gian gần đây, bột mầm đậu nành trở thành “nàng hậu” trong thực đơn làm đẹp của các chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, loại bột này còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý phức tạp. Vậy bột mầm đậu nành có tác dụng như thế nào? Khi dùng cần lưu ý gì để tránh “tiền mất tật mang”. Cùng khám phá ngay sau đây.
1. Tác hại của mầm đậu nành khi dùng sai cách
Bột mầm đậu nành nguyên chất
Không chỉ bột mầm đậu nành, bất kể loại thực phẩm hay dược liệu nào, nếu dùng sai cách có thể gây ra tác dụng ngược. Trước hết, cùng điểm qua những lợi ích “vàng” không thể bỏ qua của loại bột này:
1.1 Lợi ích khi uống bột mầm đậu nành
Ngăn ngừa ung thư vú: Các hoạt chất trong mầm đậu nành giúp ức chế sự bùng phát và phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và ung thư vú, 2 loại ung thư gây "ám ảnh" và thường gặp nhất ở phụ nữ.
Giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch: Hàm lượng Isoflavone trong mầm đậu nành giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa chống rối loạn lipid máu, từ đó giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Phòng ngừa loãng xương: Isoflavone trong mầm đậu nành kết dính canxi và xương như một loại keo dán, từ đó giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương tới mức thấp nhất.
Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ: Các dưỡng chất trong mầm đậu nành giúp tăng sinh nội tiết tố Estrogen, từ đó tăng tiết dịch nhờn âm đạo, giảm khô hạn, kích thích cảm hứng phái nữ, giúp cả 2 thăng hoa, xập xình lên đỉnh. Ngoài ra, loại bột này còn giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt rất hiệu quả
Duy trì vóc dáng và đường cong thon thả: Nội tiết tố Estrogen được cân bằng giúp kiểm soát và phân bố lượng mỡ dư thừa trên cơ thể, từ đó hạn chế lượng mỡ tích tụ ở một số khu vực nhạy cảm như: Bụng, ngực, đùi, eo, hông,...Các chị em có thể tự tin duy trì vóc dáng mơ ước và đầy kiêu hãnh của mình.
Bột mầm đậu nành giúp giữ dáng, giảm mỡ thừa cơ thể
Giảm tình trạng bốc hỏa: Nội tiết tố bên trong cơ thể được cân bằng sẽ xoa dịu, làm giảm các triệu chứng do bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm khiến chị em mất ngủ, căng thẳng, thường xuyên cáu gắt.
Ngăn ngừa rụng tóc: Isoflavone trong mầm đậu nành giúp giảm tình trạng xơ rối, gãy rụng tóc, đem lại một mái tóc óng mượt và chắc khỏe.
Làm mờ nám, tàn nhang: Hoạt chất trong mầm đậu nành giúp giảm nguy cơ gây rối loạn nội tiết tố, tăng độ đàn hồi cho da, làm chậm quá trình lão hóa, duy trì làn da hồng hào, căng bóng.
1.2 Tác dụng phụ của mầm đậu nành
Thực chất, bột mầm đậu nành được làm từ mầm đậu nành tươi, trải qua quá trình sấy khô, sau đó được nghiền thành bột để sử dụng. Loại bột mầm này được biết tới với vai trò làm đẹp phổ biến ở các chị em phụ nữ.
Một số nghiên cứu được thực hiện tại 1 trường đại học ở Hoa Kỳ cho thấy, hoạt chất Phytoestrogens trong mầm đậu nành làm vỡ chức năng điều hòa nội tiết tố và có khả năng gây vô sinh. Nếu các chị em lạm dụng loại bột này, hấp thu quá nhiều hoạt chất Isoflavone (>40mg/ngày) có thể làm giảm 3% khả năng sinh sản, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
Đặc biệt, chất Genistein trong mầm đậu nành được chiết xuất còn có thể kích thích các Estrogen gây ra bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
Bên cạnh đó, nắm được nhu cầu làm đẹp thiết yếu này, rất nhiều cơ sở sản xuất, cá nhân đã tung ra hàng loạt các sản phẩm bột mầm đậu nành không đạt chất lượng, mặc dù mầm hạt đã bị hư, mốc hoặc quá hạn sử dụng vẫn được đem bán hoặc có nhiều doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm một cách "thần thánh hóa" khiến nhiều chị em hiểu lầm về công dụng thực tế của loại bột này, dẫn đến lạm dụng mù quáng.
Không chỉ vậy, bột mầm hiện nay vẫn đang được sản xuất theo quy trình thủ công, trong quá trình hoàn thiện có thể lẫn nhiều tạp chất gây hại. Trong quá trình hạt nảy mầm cũng không có thiết bị hỗ trợ để đo lường hạt nảy mầm đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
Nhiều hạt mầm không đảm bảo chất lượng
Ngoài ra, 90% bột mầm đậu nành trên thị trường hiện nay được làm từ đậu biến đổi gen với hàm lượng Isoflavone cực thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe.
Do đó, ở một khía cạnh nào đó,bột đậu nành có tác dụng làm đẹp, giúp giảm nếp nhăn, tăng cường ham muốn, cân bằng nội tiết tố,...nhưng chúng không hoàn hảo như quảng cáo hay như thông tin mà các chị em đang rỉ tai nhau. Chính vì vậy, các chị em chỉ nên coi mầm đậu nành như một loại ngũ cốc dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, không phải “thần dược” làm đẹp.
1.3 Sự khác nhau giữa bột mầm đậu nành và bột đậu nành
Hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn giữa bột mầm đậu nành và bột đậu nành. Vậy 2 loại này có khác nhau không? Khác nhau như thế nào?
Bột đậu nành
Được làm từ hạt đậu thô, thao tác nghiền thành bột cực kỳ đơn giản, có thể làm ngay tại nhà, chỉ cần đem rang chín lên, sau đó dùng cối hoặc máy để xay nát thành bột
Với thao tác này, các dưỡng chất trong hạt đậu sẽ được giữ nguyên nhưng đổi lại, hàm lượng Isoflavone lại không được tách chiết tối đa.
Bột mầm đậu nành
Được làm từ hạt đậu vừa nảy mầm lên, sau đó đem đi sấy khô và nghiền thành bột theo quy trình sản xuất thủ công.
Với cách lấy bột này, hàm lượng Isoflavone sẽ thu được một cách tối đa.
Hiện nay, bột mầm đậu nành nguyên sơ được ưa chuộng hơn cả.
2. Cách làm mầm đậu nành đúng cách
Nguyên liệu:
-
Hạt đậu nành: 200 - 300gr
-
Nước sạch: 100 - 150ml
-
Dụng cụ hỗ trợ: Khăn bông sạch, rỗ hoặc hũ đựng
Cách thực hiện:
Bước 1 (Sơ chế hạt): Đem hạt đậu đã chuẩn bị đi rửa sạch nhằm loại bỏ sạn cả, bụi bẩn.
Bước 2 (Ủ mầm đậu): Đem hũ hoặc rổ đã chuẩn bị sẵn, lót khăn ẩm uống dưới đáy vật dụng, rải một lớp đậu thật mỏng đã rửa sạch lên, tiếp tục đắp thêm một chiếc khăn ẩm lên trên bề mặt. Thường sau 2 - 3 ngày hạt đậu sẽ mọc mầm chừng 1 - 2cm, sau khi hạt nảy mầm, chú ý đem hạt đi đãi vỏ.
Bước 3 (Sấy khô mầm đậu nành): Toàn bộ đậu nành mọc mầm đem đi rửa sạch, sấy khô dạng thủ công như phơi nắng hoặc sấy bằng lò nướng từ 4 - 7 ngày, sau đó đem hạt đậu đi rang chín.
Bước 4 (Xay thành bột mịn): Sau khi xay thành bột mịn, bảo quản bột trong hũ hoặc hộp thủy tinh đậy nắp kín. Thời gian bảo quản tối đa là 5 tháng.
Bước 5 (Thành phẩm): Mầm đậu nành có thể được sử dụng kết hợp với một số món số món canh như canh thịt băm, canh xương, canh chân giò,...hoặc có thể luộc đơn giản chấm mắm đều được.
Lưu ý: Tránh để họ bị hở, để bột tiếp xúc với oxy trong không khí có thể gây ẩm mốc.
3. Viên mầm đậu nành tăng vòng 1 có thật hay không?
Uống mầm đậu nành giúp tăng vòng 1? Liệu có thật?
Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, hoạt chất Isoflavone trong mầm đậu nành kích thích sự tăng trưởng của các mô vú, do đó nếu uống hạt mầm kiên trì, vòng 1 của các chị em sẽ nảy mở lên trông thấy.
Không chỉ giúp giúp tăng kích thước vòng 1, mầm đậu này còn có hàm lượng chất chống oxy hóa lớn, tiêu diệt triệt để gốc tự do gây hại, từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa và nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú hay ung thư cổ tử cung.
Như vậy, với bột mầm đậu nành, nếu làm tại nhà, các chị em nên chú ý cách làm khoa học và đúng bước, còn ngược lại, nếu như mua các sản phẩm bột mầm sẵn có thì nên mua của các thương hiệu uy tín và đảm bảo. Dù theo phương thức nào, một nguyên tắc quan trọng các chị em cần nhớ đó là không lạm dụng, chỉ nên áp dụng uống bột mầm để hỗ trợ cho việc làm đẹp và bảo vệ sức khỏe tốt hơn mà thôi.
Ngày đăng: 08/08/2023 17:04:52