17+ lợi ích “thần sầu” của vừng đen 2021

9 tháng trước
997 lượt view

Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp người Việt, vừng đen còn được tận dụng như một thảo dược quý trong các bài thuốc cổ truyền hiện nay. Cùng điểm qua 17+ lợi ích “thần sầu” của vừng đen và những sự thật thú vị sẽ được hé mở ngay sau đây.

1. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của vừng đen

17+ lợi ích “thần sầu” của vừng đen 2021 0

Vừng đen (mè đen) 2021

1.1 Thành phần dinh dưỡng trong mè đen

Vừng đen (mè đen) là loại hạt mọc trong vỏ của cây Sesamum indicum từ hàng ngàn năm trước. Loại cây này cao từ 1 - 1.5m, có hoa màu vàng nhạt, sinh trưởng và nhân rộng trên nhiều miền đất khác nhau trên thế giới, phổ biến nhất là ở các nước châu Á.

Hạt vừng đen có kích thước nhỏ, dẹt, có thể chiết xuất thành tinh dầu, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe con người, đóng vai trò trong việc phòng bệnh và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, trong 14gr vừng đen chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Chất béo bão hòa: 1gr

  • Chất xơ: 2gr

  • Chất đạm: 3gr

  • Chất béo không bão hòa đơn: 3gr

  • Carb: 4gr

  • Chất béo không bão hòa đa: 4gr

  • Chất béo: 9gr

  • Kẽm: 9%

  • Phốt pho: 11%

  • Sắt: 15%

  • Magie: 16%

  • Canxi: 18%

  • Mangan: 22%

  • Đồng: 83%

  • Lượng Calo: 100 Kcal

1.2 Lợi ích của hạt vừng đen đối với sức khỏe

Hỗ trợ giảm cân: Các hoạt chất trong vừng đen hỗ trợ đốt cháy lượng Calo dư thừa trong cơ thể, ngăn ngừa quá trình tích tụ mỡ trong cơ thể, từ đó giúp giảm cân an toàn và hiệu quả.

Cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi: Cháo vừng đen nấu cùng vỏ quýt khô là món ăn chữa chướng bụng, đầy hơi phổ biến của người Việt. Nếu thường xuyên cảm thấy khó chịu, bạn có thể áp dụng thử món ăn này ngay tại nhà nhé.

Tăng tiết sữa cho sản phụ: Ăn vừng đen giúp tăng tiết sữa, đồng thời cải thiện chất lượng sữa cho sản phụ, đặc biệt cần với sản phụ ít sữa, sữa không nhiều.

Tăng cường sức khỏe răng miệng: Các hoạt chất trong mè đen giúp ức chế sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn Streptococcus trong khoang miệng, là tác nhân gây nên các vấn đề về răng lợi phổ biến hiện nay. Lấy bột mè đen chà trực tiếp lên răng bằng bàn chải, duy trì hàng ngày để thấy được hiệu quả làm sạch.

17+ lợi ích “thần sầu” của vừng đen 2021 1

Bột mè đen đem lại nụ cười trắng sáng và đầy tự tin

Hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ lớn trong hạt vừng đen giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn trong cơ thể, tránh tình trạng ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày gây ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng, từ đó tránh được các bệnh về đường tiêu hóa.

Vừng đen giúp kiểm soát bệnh tiểu đường: Trong hạt vừng đen có chứa magie và một số khoáng chất thiết yếu giúp ổn định insulin và đường glucose trong cơ thể, từ đó kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Chống viêm nhiễm: Cơ thể bị viêm nhiễm có thể kéo theo nhiều bệnh lý về cơ bắp và xương khớp, khiến cơ thể đau nhức và mệt mỏi thường xuyên. Do đó, hãy duy trì ăn hạt vừng đen để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Mè đen giúp ngăn ngừa ung thư: Axit Phytic được tìm thấy trong hạt mè đen giúp chống lại một số bệnh ung thư nguy hiểm hiện nay như: Ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư bạch cầu,...

Bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp: Maige trong vừng đen giúp làm giãn mạch máu, ổn định huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch, đặc biệt với người bị cao huyết áp.

Làm đẹp da, đen tóc: Hàm lượng kẽm trong hạt mè đen giúp tăng sinh collagen tự nhiên, từ đó cải thiện sức khỏe làn da và mái tóc, giúp tóc óng mượt, chắc khỏe, làn da căng mịn, đàn hồi tự nhiên.

Tăng cường chức năng hô hấp: Magie trong hạt vừng đen hạn chế tình trạng co thắt đường hô hấp gây rồi loạn chức năng hô hấp trong cơ thể, gây ra tình trạng hen suyễn.

Tốt cho mắt: Trong cơ thể, gan và mắt có mối liên kết đặc biệt, do đó khi các dưỡng chất trong hạt vừng đen giúp bổ gan, hỗ trợ thải độc gan sẽ đồng thời giúp mắt sáng và khỏe hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh: Sử dụng tinh dầu mè đen để massage sẽ giúp khắc phục tình trạng phát ban trên da bé, giúp bé thoải mái, đi sâu vào giấc ngủ, bớt quấy khóc.

Phòng ngừa loãng xương: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, hạt vừng đen thậm chí chứa nhiều canxi hơn một ly sữa, kết hợp thêm với kẽm có trong hạt vừng sẽ giúp xương chắc khỏe hơn.

Làm chậm quá trình lão hóa: Các hoạt chất trong hạt mè giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân tiêu cực bên ngoài như tia UV,...hạn chế tình trạng suy giảm sắc tố da, kéo theo nhiều vấn đề về da như nếp nhăn, nám da, sạm da, tàn nhang, xuất hiện vết đồi mồi,...

17+ lợi ích “thần sầu” của vừng đen 2021 2

Làn da căng bóng và đầy sức sống

Thải độc cơ thể, bảo vệ gan: Đồ uống ngọt, có gas, có chứa chất kích thích,...khi vào cơ thể sẽ gây áp lực lên ga trong quá trình tiếp nhận và đào thải. Các dưỡng chất trong hạt mè giúp tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan, giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,...

Giảm cơn đau xương khớp: Đồng trong hạt mè đen làm giảm các cơn đau về xương khớp, mạch máu hiệu quả, đồng thời nên kết hợp duy trì thói quen thể dục thể thao đều đặn, hàng ngày.

Ngừa chứng thiếu máu: Vừng đen giàu sắt, là dưỡng chất thiết yếu giúp tránh tình trạng suy nhược cơ thể và thiếu máu trầm trọng.

Vừng đen bảo vệ cơ thể khỏi bức xạ gây thiệt hạt DNA: Sesamol là hoạt chất có cả trong dầu mè và hạt mè đen giúp bảo vệ cơ thể, tránh khỏi những bức xạ gây ảnh hưởng tới DNA.

Giúp tinh thần thư thái, giảm stress: Magie, vitamin, Tryptophan trong hạt vừng đen giúp tăng cường sản xuất Serotonin, giúp cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn, chìm sâu vào giấc ngủ.

Giảm cholesterol xấu: Ngoài ra, Sesamol trong hạt vừng có chứa Phytosterol giúp giảm lượng Cholesterol xấu bên trong cơ thể, ức chế quá trình sản xuất Cholesterol.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường: Magie, vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác trong hạt vừng đen giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

2. Tác dụng của vừng đen với mật ong

Kết hợp theo tỷ lệ 1:1, hạt vừng đen và mật ong có thể đem lại 7 lợi ích sức khỏe sau:

  • Giúp xương chắc khỏe

  • Tăng cường hệ miễn dịch

  • Bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể

  • Hạn chế tình trạng chuột rút cơ bụng

  • Ức chế cơn thèm ăn

  • Giúp da và tóc khỏe mạnh

  • Cải thiện chức năng hoạt động của não bộ

Lưu ý: Nên ăn vào buổi sáng trong ngày.

3. Tác hại và lưu ý khi dùng vừng đen

3.1 Tác hại không mong đợi khi dùng vừng đen

17+ lợi ích “thần sầu” của vừng đen 2021 3

Vừng đen có hạn chế gì?

Bên cạnh những lợi ích thiết thực, hạt vừng đen cũng tồn tại một số những hạn chế về sức khỏe như:

Gây đau bụng: Với những người có hệ tiêu hóa yếu, nhạy cảm, dễ bị đi ngoài thì không nên ăn hạt mè đen. Nếu tiếp tục ăn có thể khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Giảm huyết áp: Với những người có tiền sử cao huyết áp thì nên dùng hạt mè đen để ổn định, tuy nhiên cần dung nạp loại hạt này theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu ăn tùy tiện có thể làm giảm huyết áp một cách đột ngột, gây nguy hiểm.

Thận trọng với người bị dị ứng với hạt vừng đen: Có rất nhiều trường hợp bị dị ứng với hạt mè đen, gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, đau đầu, ngứa,...thì nên dừng ăn ngay và tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

3.2 Lưu ý khi sử dụng hạt vừng đen

Khi sử dụng hạt vừng đen cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Những người có tiền sử bị tim, viêm tắc tĩnh mạch, bị huyết khối, bị đông máu,...thì nên hạn chế ăn loại hạt này.

  • Những người bị sỏi thận và đang điều trị cũng không nên dùng hạt vừng đen.

  • Nhóm người đang trong quá trình giảm cân theo phác đồ hoặc đang bị thừa cân cũng không nên ăn hoặc ăn nhiều vừng đen vì vừng đen có nhiều khoáng chất và Calo cần thiết .

Trên đây là thông tin tổng hợp những lợi ích quan trọng nhất của hạt vừng đen. Nếu trong gian bếp nhà bạn đang có loại hạt này, hãy tận dụng triệt để, đừng lãng phí nó nhé.

Ngày đăng: 08/08/2023 17:06:40

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết 17+ lợi ích “thần sầu” của vừng đen 2021
997 Lượt view
Bình luận
Đầu trang