Tác dụng của lạc - Thực phẩm bổ sung cho sức khỏe 2021
Không chỉ có vị ngậy béo, mùi thơm dễ ăn, hạt lạc còn được biết tới là dược liệu quý giúp hỗ trợ trị bệnh và nâng cao thể trạng sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của lạc được chúng tôi tổng hợp. Khám phá ngay.
1. Tác dụng của lạc
Hạt lạc được coi là “ngũ cốc trường sinh”
Giảm nguy cơ ung thư đại tràng
Hàm lượng chất xơ trong hạt lạc được chứng minh là chất xúc tác quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng.
Các mô sợi của hạt lạc hòa tan chất xơ, sau đó được cơ thể tiếp nhận, tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể, chúng tồn tại như miếng bánh mì, thấm hút các hợp chất và chất lỏng, sau đó kết dính lại với nhau thành một dải băng các chất cặn bã, đến thời điểm phù hợp chúng sẽ được đào thải ra bên ngoài qua hậu môn.
Quá trình đào thải diễn ra qua đại tràng, do đó rất nhiều độc tố trong đại tràng được hấp thụ và cuốn đi, nhờ đó làm giảm lượng độc tố tích tụ trong đại tràng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư đại tràng trong giai đoạn đầu.
Thông sữa, bổ huyết
Trong Đông y, các chất béo và protein trong hạt lạc được nhận định giúp dưỡng huyết, bổ huyết, thông sữa cho đối tượng phụ nữ sau sinh gặp vấn đề về tuyến sữa.
Phòng ngừa một số bệnh về tim mạch.
Một lượng lớn Acid Linoleic được tìm thấy trong dầu lạc có khả năng chuyển hóa cholesterol xấu thành axit mật, sau đó đào thải ra bên ngoài cơ thể. Cơ chế này giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh liên quan đến tim mạch như: Xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành.
Chống đông máu, cầm máu nhanh
Các mảng Fibrin tồn tại như các sợi tơ huyết giúp tăng sản xuất tiểu cầu ở tủy xương, hỗ trợ quá trình tạo máu vận chuyển trong cơ thể. Mới đây, một số nghiên cứu đã chỉ ra, các axit amin và chất béo trong hạt lạc giúp cầm máu nhanh, rút ngắn thời gian đông máu.
Đối với người gặp tình trạng rối loạn chảy máu, các hoạt chất vừa giúp cầm máu nhanh chóng, vừa hỗ trợ triệt tiêu bệnh tận gốc.
Hạt lạc giúp nhuận phế, trừ ho
Lạc rim là món dễ ăn và rất được ưa chuộng
Các bài thuốc Đông y từ hạt lạc giúp nhuận phế, trừ họ một số dạng như: Ho do hen suyễn, ho khạc ra máu, ho có đờm,...Ở đây, dầu béo trong hạt lạc đóng vai trò quan trọng.
Làm chậm quá trình lão hóa da
Catechin và Lysin là 2 hoạt chất quan trọng trong hạt lạc có khả năng chống và làm chậm quá trình lão hóa da, đặc biệt là lão hóa sớm do nhiều yếu tố.
Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên ăn hạt lạc như một loại ngũ cốc giúp duy trì làn da căng bóng và khỏe khoắn.
Cải thiện sức khỏe não bộ
Protein trong hạt lạc có chứa nhiều nhóm axit amin quan trọng, trong đó Lysine được chỉ ra giúp cải thiện chỉ số IQ ở trẻ, còn Acid Aspartic và Acid Glutamine giúp tăng khả năng ghi nhớ của não bộ, hỗ trợ phát triển các tế bào não bộ.
Hỗ trợ phát triển cơ thể toàn diện
Canxi trong hạt lạc là dưỡng chất quan trọng và là thành phần chính cấu tạo nên xương, do đó ăn lạc có thể giúp cơ thể tăng trưởng về chiều cao lý tưởng.
2. Bệnh gì không nên ăn lạc?
Đứng trên góc độ y học hiện đại hay Đông y, dù là thực phẩm nào, với mỗi cơ địa sẽ có những phản ứng khó lường với các dưỡng chất bên trong từng loại thực phẩm, hạt lạc cũng không ngoại lệ.
Một số bệnh lý không nên hoặc cần thận trọng khi ăn, cụ thể:
-
Người bị bệnh gút
-
Người bị tiểu đường
-
Người đang trong chế độ giảm cân
-
Người bị cao huyết áp
-
Người bị nóng trong
-
Phụ nữ đang mang thai nên thận trọng khi ăn
Lưu ý: Với người có cơ địa khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều hoặc ăn thường xuyên do hạt lạc có tính nóng, ăn nhiều gây khát, háo nước, không tốt cho sức khỏe nói chung.
3. Cách ăn lạc đúng cách
Lạc rang cháy cạnh cùng tỏi ớt là món ăn rất được các gia đình Việt yêu thích
Hạt lạc là thực phẩm giàu dưỡng chất, khi ăn có vị béo ngậy, bùi bùi, nếu ăn nhiều rất dễ bị nghiện. Hiểu được thói quen ăn uống này, chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ cách ăn lạc đúng cách mà không lo bị béo, cụ thể:
Đầu tiên, trước khi chế biến thành món ăn, nên cẩn thận lựa bỏ những hạt lạc bị mốc, nấm hoặc biến đổi màu sắc, bởi chúng phần lớn đều chứa rất nhiều độc tố, làm tăng nguy cơ gây ung thư và nhiều bệnh lý đáng lo ngại khác.
Thứ 2, lạc là thực phẩm cứng, do đó khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn vội vàng, dễ gây nghẹn hoặc khát nước, đặc biệt là không tốt cho dạ dày.
Không chỉ vậy, với những người đang giảm cân hoặc sợ béo thì thói quen nhai chậm sẽ giúp đánh lừa não bộ, lúc này não bộ sẽ nhận định cơ thể đã được ăn no.
Lưu ý: Mỗi bữa chỉ nên ăn một ít, chia ra các bữa để ăn và không nên ăn quá nhiều bữa trong tuần, có thể gây nóng trong, dẫn đến đi ngoài hoặc phát mụn trên người.
Có thể nói, hạt lạc là loại hạt gần gũi nhất với người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ những lợi ích tuyệt vời từ loại hạt này. Nếu bạn đang cân nhắc về chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho gia đình, đừng bỏ qua loại hạt giàu giá trị sức khỏe này nhé.
Ngày đăng: 09/08/2023 10:57:12