Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện

9 tháng trước
1.057 lượt view

Thiếu ngủ là một trong những bệnh mà rất nhiều người thường xuyên gặp phải và nó gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày. Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thiếu ngủ cũng như là cách để cải thiện vấn đề này nhé.

Thiếu ngủ là gì?

Nhìn chung việc bị thiếu ngủ không phải là một bệnh lý cụ thể mà đây là một từ dùng để mô tả trạng thái gây ra bởi khoảng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Nó sẽ bao gồm việc bị mất ngủ và rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học.

Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện 0

Thiếu ngủ là hiện tượng thời gian ngủ và chất lượng ngủ không được đảm bảo

Khi mà bạn có khoảng thời gian ngủ ít hơn so với khoảng thời gian ngủ cần thiết thì sẽ xuất hiện hành và các vấn đề liên quan tới sức khỏe: hay quên, thiếu tập trung, suy yếu hệ miễn dịch…Việc ngủ không đủ giấc và chất lượng ngủ kém thì sẽ tác động đến những hoạt động vào ban ngày khiến cho bạn bị mệt mỏi và thường xuyên cảm giác buồn ngủ.

Theo những nghiên cứu của các chuyên gia cho biết thì một người mệt mỏi do thiếu ngủ dễ gặp phải tai nạn bởi vì họ lúc này bị giảm khả năng phán đoán cũng như là khả năng đưa ra quyết định của mình. Thêm vào đó nó còn khiến bạn bị giảm đi khả năng phối hợp tay và mắt.

Thiếu ngủ còn gây ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của trẻ em. Có rất nhiều người đã từng mắc chứng trầm cảm hoặc là mắc các căn bệnh liên quan tới cảm xúc khi thường xuyên bị thiếu ngủ.

Tìm hiểu dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu ngủ

Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện 1

Bệnh thiếu ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau

Ở người lớn

Dưới đây là một số những triệu chứng phổ biến gây nên hiện tượng thiếu ngủ ở người lớn:

  • Thường xuyên bị ngáp liên tục

  • Có xu hướng bị ngủ gật trong khoảng thời gian đang hoạt động

  • Cảm thấy mệt mỏi và lời đò khi thức dậy vào mỗi buổi sáng

  • Thường xuyên bị mất tập trung và dễ thay đổi tâm trạng.

Ở trẻ em

Việc thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ em khá nhiều so với người lớn. Các bé khi bị thiếu ngủ thường sẽ tăng động hơn nhiều thay vì lờ đờ và mệt mỏi. Dưới đây là các triệu chứng thiếu ngủ ở trẻ:

  • Thường xuyên bị buồn rầu và hay cáu kỉnh

  • Các bé thường bị nóng nảy và dễ tức giận

  • Các bé dễ bị kích động đến cảm xúc

  • các bé hay ngủ gật vào ban ngày và có những hành vi hiếu động

  • Thường xuyên bị uể oải và không muốn ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng

Nguyên nhân gây nên bệnh thiếu ngủ

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng thiếu ngủ xảy ra ở người lớn trẻ nhỏ:

Sự lựa chọn cá nhân

Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện 2

Thiếu ngủ do sự lựa chọn cá nhân là một trong những điều cực kỳ phổ biến

Có một số người cố tình không nhận ra rằng việc ngủ đủ giấc là một điều quan trọng mà họ cho rằng thời gian ngủ khiến cho họ lãng phí thời gian. Chính vì thế họ thường lựa chọn việc thức khuya để xem tivi hay là trò chuyện với bạn bè hoặc là để làm việc.

Bệnh tật

Thiếu ngủ có thể xuất hiện do bệnh như cảm lạnh hay là viêm amidan. Điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ.

Công việc

Với những người phải làm việc theo ca thì việc ngủ không đủ giấc hoặc là ngủ không đúng chu kì là điều hết sức bình thường. Chính điều này khiến cho họ bị rối loạn chu kỳ giấc ngủ.

Rối loạn giấc ngủ

Các mẫu đèn như là ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy hay là rối loạn vận động tay chân chu kỳ cũng là một trong những điều khiến cho bạn bị gián đoạn trong quá trình ủ.

Môi trường ngủ

Môi trường cũng chính là một trong những lý do chính gây nên hiện tượng mất ngủ mà ít người quan tâm tới. Ví dụ như khi phòng ngủ quá lạnh, quá nóng hay là xuất hiện những tiếng động xung quanh.

Thói quen ngủ xấu

Có rất nhiều người có những thói quen ngủ không thiếu sự tốt gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ví dụ như thường xuyên uống cà phê, uống trà trước khi ngủ. Đây đều là những tác nâng kích thích lên hệ thần kinh và khiến bạn khó có thể đi vào giấc ngủ. Thêm một nguyên nhân nữa đó chính là suy nghĩ quá nhiều.

Tuổi tác

Với những người cao tuổi trên 65 tuổi thì thường hay bị khó ngủ vì rất nhiều lý do. Một trong những lý do chính đó là do tình trạng sức khỏe và các loại thuốc đang sử dụng.

Tác hại của việc ngủ đối với sức khỏe cơ thể?

Chỉ một đêm không ngủ thôi thì bạn sẽ cảm thấy hàng loạt những vấn đề kéo theo đó vào ngày hôm sau. Dưới đây là một số những ví dụ cụ thể:

Bị tăng nguy cơ đau tim

Có thể gặp phải tình trạng rối loạn đường huyết nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bị tiền đái tháo đường.

Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện 3

Việc bị thiếu ngủ thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đau tim

Đàn ông có thể có tinh hoàn nhỏ hơn một cách đáng kể so với người bình thường. Thêm vào đó lượng Testosterone được sản xuất cũng giảm đi rất nhiều.

Khiến cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ suy giảm một cách đáng kể.

Sau một đêm không ngủ ngon giấc có thể khiến cho bạn giảm đến 70% khả năng hoạt động của tế bào NK. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp xác định và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Thiếu ngủ góp phần hình thành khối u và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nó lên đến 200%.

Những tác hại của thiếu ngủ với sức khỏe tinh thần

Bên cạnh việc tác động trực tiếp đến sức mạnh vật lý thì thiếu ngủ còn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của bạn. Ví dụ như để tiếp nhận được một kiến thức mới thì bạn sẽ cần phải ngủ trước và sau khi học. Nguyên nhân chính của vấn đề này là vì thời điểm ngủ sâu nhất các đợt sóng não sẽ vận chuyển thông tin được nạp từ vùng đồi hải mã đến vỏ não. Chính Điều này khiến cho quá trình chuyển hóa kiến thức thành ký ức lâu dài. Thêm vào đó nó cần phải giải phóng không gian ở vùng hải mã và tạo điều kiện cho quá trình thu nạp thêm những kiến thức mới.

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc ngủ ít hơn một giờ mỗi ngày sẽ làm giảm 40% khả năng học tập của bạn. Chính vì thế nếu như muốn vượt qua được bài kiểm tra một cách tốt nhất thì thay vì thức đêm bạn nên học từ trước và đảm bảo ngủ giấc.

Ngoài ra khoảng thời gian ngủ quá ngắn và giấc ngủ bị gián đoạn cũng có mối liên quan trực tiếp đến vấn đề về tâm lý và thần kinh. Một số những bệnh như là Alzheimer hay tâm thần phân liệt rất dễ bị mắc phải.

Khi bạn có được giấc ngủ đủ thì hạch hạnh nhân sẽ hoạt động tốt hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho vì sao khi thiếu ngủ thường có dấu hiệu dễ rơi vào trạng thái tức giận và trầm cảm.

Làm thế nào để ngủ đủ giấc?

Với những thông tin trên chắc hẳn các bạn cũng đã tìm được nguyên nhân của việc mất ngủ cũng như là những tác hại của nó phải không nào? Vậy ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn đạt được điều gì?

Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện 4

Ngủ đủ giấc giúp bạn có tinh thần phấn chấn và năng lượng

  • Giúp bạn cảm thấy tỉnh táo mỗi ngày và nâng cao hiệu quả làm việc một cách đáng kể.

  • Tăng cường khả năng học tập cũng như là tăng cường khả năng ghi nhớ của bản thân

  • Kéo dài tuổi thọ

  • Giúp tinh thần và tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn

  • Ngăn ngừa được nhiều bệnh lý

Trong trường hợp bạn gặp phải những rắc rối khi ngủ thì bạn có thể thử một số những cách sau đây:

  • Tập cho mình thói quen đi ngủ sớm trước 10 giờ

  • Sử dụng rèm cửa và tránh sử dụng nguồn ánh sáng xanh trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa cồn hoặc là cafein.

  • Kiểm soát việc căng thẳng trong cơ thể bằng thiền, Yoga hoặc là những bản nhạc nhẹ nhàng.
    Thường xuyên rèn luyện thể chất của mình bằng những bài tập thể dục đơn giản.

  • Nên đi ra ngoài và giao tiếp nhiều hơn.

Thiếu ngủ có thể được chẩn đoán bằng cách nào?

Việc đầu tiên mà bạn có thể làm để dễ dàng nhận ra được những vấn đề liên quan tới tỉnh giấc ngủ của mình đó chính là ghi lại nhật ký giấc ngủ. Bạn hoàn toàn có thể ghi chép lại thời gian ngủ hàng ngày và sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh để theo dõi. Đồng thời đừng quên ghi thông tin về mức độ tỉnh táo của mình.

Một cách nữa dành cho bạn đó chính là nhờ đến những người thân xung quanh để ý đến các biểu hiện ví dụ như ngáy hay là thở hổn hển trong quá trình ngủ. Từ những biểu hiện này hãy trình bày rõ ràng với bác sĩ để có thể có được hướng giải quyết tốt nhất.

Phương pháp điều trị tình trạng thiếu ngủ

Các phương pháp hành vi – nhận thức

Cùng tìm hiểu một số những phương pháp điều trị tình trạng thiếu ngủ mà không cần phải sử dụng đến thuốc:

Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện 5

Có nhiều cách để cải thiện tình trạng thiếu ngủ của bạn

Sử dụng kỹ thuật thư giãn

Kỹ thuật thư giãn và kỹ thuật tăng khả năng thư giãn cơ liên quan đến việc tăng cơ và trùng các cơ khác nhau bên trong cơ thể. Với phương pháp này thì bạn có thể sử dụng các kỹ thuật như là thiền, bài tập hít thở… Ngoài ra bạn có thể lựa chọn nghe một số những âm thanh dễ chịu vào ban đêm.

Kiểm soát kích thích

Bạn bắt buộc phải kiểm soát được hoạt động của mình khi ngủ và điều chỉnh môi trường xung quanh cho thật hợp lý. Ví dụ về kiểm soát kích thích là khiến cho một người chỉ nằm trên giường khi họ thực sự cảm thấy buồn ngủ. Đồng thời cũng phải tạo mối liên kết giữa giường ngủ cùng với cảm giác buồn ngủ.

Liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT)

Loại trị liệu này nhằm xây dựng để bạn hiểu và thay đổi được suy nghĩ sau một số những hành vi nhất định của mình. Bạn có thể sẽ loại bỏ được những quan niệm sai lầm và thay đổi hành vi trở nên tích cực hơn. Đây chính là một trong những mô hình giúp giấc ngủ của bạn lành mạnh.

Sử dụng thuốc

Khi những phương pháp điều trị trên không mang đến hiệu quả thì lúc này phải bắt buộc phải sử dụng một số những loại thuốc giúp bạn ngủ ngon hơn. Những loại thuốc có thể giúp cho tình trạng thiếu ngủ trở nên tốt hơn bao gồm nhóm thuốc benzodiazepine, thuốc ngủ không phải benzodiazepine, thuốc đối kháng thụ thể melatonin.

Các phương pháp quản lý giấc ngủ tại nhà

Nhìn chung mọi tác động tiêu cực đến từ tình trạng thiếu ngủ đều có thể phục hồi khi bạn ngủ đủ giấc. Chính vì thế phương pháp tốt nhất là bạn hãy bù đắp cho mình khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Chính vì thế ngủ cách điều trị tốt nhất là bù đắp cho mình khoảng thời gian ngủ nghỉ hợp lý và ngăn ngừa tình trạng thiếu ngủ

Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện 6

Hãy xây dựng cho mình một chế độ ngủ nghỉ khoa học

Dưới đây là một số những mẹo giúp bạn có được thói quen ngủ tốt hơn:

  • Đi ngủ khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi

  • Hãy đi ngủ và thức giấc vào một khoảng thời gian cố định trong ngày

  • Tránh việc ăn no trước khi ngủ khoảng 2 đến 3 tiếng.

  • Lựa chọn việc đọc sách để bạn có thể đi vào giấc ngủ dễ hơn thay vì việc cố gắng nhắm mắt mà không có hiệu quả.

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

  • Giữ cho mình một không gian yên tĩnh với ánh sáng vừa phải và nhiệt độ mát mẻ

  • Tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu ngủ

Việc bị thiếu ngủ rất có thể liên quan tới những tai nạn nghiêm trọng và nó làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Khả năng cân bằng cảm xúc và suy nghĩ của Bộ não bị gián đoạn dẫn đến giảm khả năng phòng vệ một cách tự nhiên. Đồng thời có khả năng phát triển những bệnh mãn tính cũng sẽ tăng lên rất nhiều.

Khi bạn ngủ không đủ giấc một ngày sẽ không xảy ra quá nhiều vấn đề về sức khỏe nhưng việc thiếu ngủ trong một khoảng thời gian dài chính là vấn đề. Bạn không thể nào lựa chọn việc ngủ bù vào những ngày tiếp theo. Chính vì thế hãy cố gắng sắp xếp lối sống của mình một cách khoa học và ngăn chặn tình trạng thiếu ngủ dù ở bất kỳ độ tuổi nào.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc thiếu ngủ để các bạn cùng tham khảo. Mong rằng với những chia sẻ này đã giúp các bạn có thể hiểu hơn về một trong những vấn đề mà rất nhiều người gặp bạn.

Ngày đăng: 08/08/2023 16:26:00

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Thiếu ngủ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách để cải thiện
1057 Lượt view
Bình luận
Đầu trang