Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả bạn nên biết

9 tháng trước
1.098 lượt view

Bạn có bao giờ nói mơ hoặc bật dậy và đi lại vào ban đêm không? Hành động vô thức ấy gọi là Mộng du. Vậy mộng du là bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào, tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mộng du là gì?

Mộng du là một chứng rối loạn hành vi xảy ra khi đang ngủ sâu. Bạn thường hành động một cách vô thức trong trạng thái ngủ mê mà không biết. Hiện tượng mộng du thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em hơn hơn là người lớn, ngoài ra người bị Thiếu ngủ cũng dễ gặp hiện tượng này. Vì bạn thực hiện những hành vi này ở trạng thái ngủ sâu nên sau khi tỉnh dậy bạn sẽ không thể nhớ mình đã làm gì.

Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả bạn nên biết 0

Mộng du là một chứng rối loạn hành vi xảy ra khi đang ngủ sâu

Theo một nghiên cứu của tạp chí Annals of Neurology chỉ ra rằng mộng du là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn tự gây tổn thương cho chính bản thân mình. Trong một số trường hợp, người bị mộng du có thể trèo ra ngoài hoặc sổ hoặc đi ra khỏi nhà.

Trên thế giới có khoảng 1-15% dân số bị mộng du và hiện tượng này xuất hiện nhiều ở trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Người trưởng thành cũng có thể bị mộng du kéo dài và không liên quan đến bất cứ vấn đề nào về tâm lý hay thần kinh.

Những triệu chứng của bệnh mộng du

Mộng du thường xảy ra vào ban đêm, từ 1-2 tiếng sau khi ngủ và hiếm khi xảy ra vào lúc Ngủ trưa. Hiện tượng mộng du có thể kéo dài khoảng vài phút hoặc lâu hơn. Dưới đây là những dấu hiệu của người bị mộng du:

Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả bạn nên biết 1

Có nhiều triệu chứng khác nhau của mộng du

  • Ngồi dậy trên giường và mở mắt vô hồn

  • Ra khỏi giường và đi lại trong vô thức

  • Thay đồ, nói chuyện

  • Khó bị đánh thức khi bị mộng du

  • Không có phản ứng hay giao tiếp với người khác

  • Không nhớ những việc mình đã làm vào buổi sáng hôm sau

  • Gặp những vấn đề nghiêm trọng khi đang ngủ kèm theo với mộng du

  • Nhanh chóng đi ngủ lại

  • Mất phương hướng tạm thời sau khi bị đánh thức

Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, người bị mộng du có thể:

  • Rời khỏi nhà

  • Có những hành động bất thường như tiểu tiện trên giường

  • Quan hệ Tình dục không kiểm soát

  • Trèo ra ngoài cửa sổ, té xuống cầu thành

  • Hành động bạo lực sau khi thức dậy

Khi nào bạn cần đến bác sĩ?

Bạn không cần phải quá lo lắng nếu thấy xuất hiện những trường hợp này. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh mộng du sau đây, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra:

Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả bạn nên biết 2

Cần đến gặp bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu mộng du

  • Mộng du xảy ra nhiều hơn 1 đến 2 lần một tuần

  • Gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác hoặc người bệnh cảm thấy xấu hổ, e ngại vì hành vi của mình

  • Hành động nguy hiểm và gây thương tích cho chính mình và mọi người xung quanh

  • Bắt đầu bị mộng du ở giai đoạn trưởng thành

  • Mộng du kéo dài đến tuổi vị thành niên

Nguyên nhân của bệnh mộng du

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mộng du:

  • Hay bị Mất ngủ

  • Mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên

  • Trầm cảm, lo âu

  • Sốt

  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng ngắn, thuốc an thần, thuốc dành cho người bệnh tâm thần, thuốc giải rượu

Bên cạnh những yếu tố này, giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng do tình trạng sức khỏe không tốt, cụ thể như sau:

  • Hội chứng ngủ gà

  • Rối loạn hơi thở khi ngủ

  • Hội chứng chân không yên

  • Đau nửa đầu

  • Trào ngược dạ dày thực quản

  • Một số bệnh lý như cường giáp, đột quỵ…

Nếu bạn nhận thấy mình có một trong những biểu hiện trên đây và hay bị mộng du vào ban đêm thì không được chủ quan.Tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe. Cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mộng du

Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị mộng du bạn cần chú ý:

  • Tuổi tác: mộng du xảy ra chủ yếu ở trẻ em và bị mộng du khi còn còn nhỏ thường liên đến sức khỏe. Người trưởng thành cũng có thể mộng du và hay có những vi bất thường

  • Gene: yếu tố di truyền có thể dẫn đến mộng du. Nếu người thân trong gia đình bạn từng bị mộng du khi còn nhỏ hoặc thậm chí là trưởng thành, nguy cơ bạn bị mộng du có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần

Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả

Đối với trẻ em hay bị mộng du là điều bình thường và không cần phải điều trị, bạn chỉ cần chăm sóc và chú ý đến giấc ngủ của con là được. Ngược lại, với người trưởng thành bị rối loạn giấc ngủ sẽ làm tăng nguy cơ gây chấn thương cho mình và người xung quanh. Với những trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả bạn nên biết 3

Cần điều trị dứt điểm bệnh mộng du

Các bác sĩ chuyên về y khoa giấc ngủ sẽ xác định nguyên nhân bạn bị mộng du hoặc tìm ra những tác nhân khiến tình trạng sức khỏe của bạn tồi tệ hơn. Đó có thể là do:

  • Rối loạn giấc ngủ

  • Sử dụng nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ

  • Điều kiện y tế

  • Lạm dụng các chất kích thích

Bác sĩ sẽ kiểm tra chất lượng giấc ngủ của người bệnh thông qua việc sử dụng đa ký giấc ngủ. Các hoạt động trong khi ngủ bao gồm nhịp tim,nhịp thở, xung não sẽ được ghi lại. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát được những hành vi của bạn khi ngủ. Nghiên cứu này sẽ xác định thời điểm bạn ra khỏi giường và làm những hành động bất thường.

Chữa bệnh mộng du như thế nào?

Mặc dù mộng du là hành vi vô thức trong khi ngủ nhưng bạn vẫn có thể ngăn chặn được hiện tượng này. Có hai phương pháp điều trị bệnh mộng du bạn có thể áp dụng là thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Tùy theo tình trạng bệnh của môi người mà bạn nên cân nhắc cách điều trị cho phù hợp.

Chữa bệnh mộng du bằng cách thay đổi lối sống tích cực

Hiện tượng mộng du xảy ra thường do chất lượng giấc ngủ của bạn không thật sự tốt. Ngoài việc đảm bảo một giấc Ngủ ngon, bạn cũng cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

Cải thiện giấc ngủ

Tình trạng mộng du xuất hiện là do bạn hay mệt mỏi và thiếu ngủ. Vì vậy, để ngăn chặn hiện tượng này, bạn cần cải thiện giấc ngủ. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để bạn có được Giấc ngủ ngon.

Điều chỉnh giờ giấc đi ngủ và thức dậy hợp lý. Bạn nên đi ngủ sớm và dậy vào cùng một thời điểm hàng ngày. Trước khi ngủ, hãy cố gắng tạo ra các tín hiệu để não bộ biết và làm tăng cảm giác buồn ngủ. Tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính...gây cản trở giấc ngủ của bạn. Bạn có thể tắm nước ấm,ngâm chân hoặc ngồi thiền một vài phút trước khi đi ngủ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống khoa học góp phần giúp bạn tránh tình trạng bị mộng du

Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả bạn nên biết 4

Cần xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để cải thiện hiện tượng mộng du

  • Bổ sung canxi và magie: Thiếu hụt canxi và magie có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ của bạn. Hãy bổ sung thêm canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày của bằng các thực phẩm như sữa, phô mai, Trà xanh… Khoáng chất magie dồi dào có thể được tìm thấy trong các loại đậu, hạt và Ngũ cốc nguyên hạt. Nếu bạn không muốn bổ sung khoáng chất bằng thực phẩm thì có thể uống các viên uống bổ sung.

  • Bổ sung omega 3: Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Sleep Research, cá là loại thực phẩm cung cấp axit béo omega-3 rất cần thiết cho cơ thể, giúp bạn dễ ngủ hơn. Bạn có thể ăn cá hồi hoặc cá ngừ để giảm bớt các triệu chứng do tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ra.

  • Uống trà thảo mộc: Trà thảo mộc có thể giúp tinh thần thư giãn và mang lại giấc ngủ ngon cho bạn. Một số loại trà như trà lạc tiên, trà hoa cúc hoặc trà rễ cây nữ lang được chứng minh có công dụng rất tốt cho giấc ngủ.

Giảm căng thẳng

Nếu bạn để trạng thái căng thẳng, lo âu thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị mộng du khi ngủ. Hãy giảm bớt căng thẳng bằng cách tập Yoga, ngồi thiền hoặc trò chuyện với người thân, bạn bè. Đây là cách điều trị tinh thần hiệu quả giúp bạn ngủ ngon hơn.

Tập luyện thể dục thường xuyên

Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả bạn nên biết 5

Tập thể dục thường xuyên còn cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt

Không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe mà tập thể dục thường xuyên còn cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt. Các bài tập thể dục sẽ giúp bạn giãn cơ, tinh thần thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không tập thể dục sát giờ đi ngủ, nhất là vận động mạnh sẽ khiến bạn bị mệt mỏi và Khó ngủ hơn.

Chữa bệnh mộng du bằng các loại thuốc

Hiện tượng mộng du có thể chữa khỏi bằng các phương pháp đơn giản là thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày hoặc các liệu pháp tự nhiên. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị mộng du thường xuyên và hay có cảm giác mệt mỏi vào ban ngày, bác sĩ có thể khuyến nghị người bệnh sử dụng một số loại thuốc để nâng cao tác dụng hơn:

Klonopin

Uống loại thuốc này có tác dụng làm dịu dây thần kinh não bộ, nó thường được sử dụng để điều trị động kinh và các cơn hoảng loạn. Klonopin có thể làm giảm hoạt động của điện trong não, từ đó giúp giảm tần suất bị mộng du hiệu quả hơn

Prosom: là loại thuốc an thần có thể giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn, ít thức giấc vào ban đêm

Trazodone

Đây là loại thuốc chống trầm cảm này có tác dụng làm tăng mức serotonin trong não. Trazodone thường dùng để điều trị bệnh trầm cảm, lo âu và các chứng rối loạn giấc ngủ.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mệnh du, bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp chữa trị tự nhiên sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng mộng du, mang lại cảm giác thư giãn, sảng khoái cho cơ thể. Nếu bạn bị mộng du liên tục, hãy tham khảo bác sĩ để điều trị bằng các loại thuốc.

Trên đây là những thông cơ khái quát về hiện tượng mộng du dành cho những ai chưa hiểu về loại bệnh này. Để ngăn chặn nỗi ám ảnh bị mộng du, bạn hãy thay đổi lối sống khoa học hơn. Khi nhận thấy bất cứ triệu chứng bất thường của bệnh mộng du, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Ngày đăng: 12/08/2023 00:00:17

Bài viết liên quan

Hãy trở thành người đầu tiên thảo luận nào về bài viết Cách điều trị bệnh mộng du hiệu quả bạn nên biết
1098 Lượt view
Bình luận
Đầu trang